Thứ Năm | 16/01/2014 14:27

Bên nào có trách nhiệm quản lý tài khoản?

Các bộ luật, nghị định, quyết định hoặc các văn bản dưới luật khác không có điều khoản nào quy định về trách nhiệm quản lý tài khoản tiền gửi khách hàng.

Trả lời HĐXX các câu hỏi của luật sư liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của VietinBank, ông Nguyễn Mạnh Toàn, chuyên viên phòng Pháp chế ngân hàng VietinBank đã khẳng định rằng, các bộ luật, nghị định, quyết định hoặc các văn bản dưới luật khác không có điều khoản nào quy định về trách nhiệm quản lý tài khoản tiền gửi, tài khoản của khách hàng được mở tại ngân hàng cũng như quản lý số dư trên các tài khoản này tại ngân hàng.

Tuy nhiên, ngay tại trang web của VietinBank sáng nay 16-1 vẫn đang khẳng địnhrằng "Tiền trong tài khoản của khách hàng được VietinBank quản lý, bảo mật".

Luật sư Trương Thanh Đức (bảo vệ quyền và lợi ích của NaviBank) đã bắt đầu bàitrình bày quan điểm của mình như vậy trong ngày xét xử tiếp theo (16-1) vụ án Lừa đảo chiếm đoạt4000 tỷ đồng do Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm thực hiện.

Ai quản lý tài khoản?

Theo luật sư Đức, hiện nay, các quy định về mở và sử dụng tài khoản của ngân hàngđã xác định không thật rõ về trách nhiệm quản lý tài khoản. Tuy nhiên vẫn hoàn toàn có đủ cơ sởpháp lý để xác định trách nhiệm này. Chẳng hạn, khoản 2, Điều 67 về "Phong tỏa tài khoản", Luật Thihành án dân sự năm 2008 quy định "Cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay quyếtđịnh của Chấp hành viên về phong toả tài khoản." Đương nhiên phải hiểu rằng người "quản lý tàikhoản" là ngân hàng chứ không phải là chủ tài khoản, vì nghiệp vụ "phong tỏa tài khoản" chỉ dànhriêng cho ngân hàng, chứ không dành cho khách hàng. Hay khoản 5, Điều 3 về "Nhận biết khách hàng",Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04-10-2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Phòngchống rửa tiền cũng quy định, ngân hàng phải có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhận biết kháchhàng trong "dịch vụ quản lý tài khoản của khách hàng".

Như vậy thì khách hàng có trách nhiệm quản lý tài khoản của mình tại ngân hàng haykhông? Luật sư Đức đặt câu hỏi và tự trả lời luôn: "Xin khẳng định rằng khách hàng cũng có tráchnhiệm quản lý tài khoản. Điều này đã được quy định trong Điều 10 về "Trách nhiệm của chủ tàikhoản", Quy chế Mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng, banhành kèm theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN2 ngày 21-11-2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là phải hiểu trách nhiệm ở đây là như thế nào?

Trách nhiệm quản lý đến đâu?

Cho rằng liên quan đến hậu quả mất tiền trong vụ án nói trên, ngân hàng đã việndẫn quy định quan trọng nhất tại khoản 2, Điều 10, Quy chế số 1284/2002/QĐ-NHNN2, đó là khách hàngcó trách nhiệm: "Tự tổ chức hạch toán, theo dõi số dư trên tài khoản, đối chiếu với Giấy báo Nợ,Giấy báo Có, hoặc Giấy báo số dư tài khoản do Ngân hàng nơi mở tài khoản gửi đến".

Theo ông Đức, một trong những quyền quan trọng nhất của chủ tài khoản là được ralệnh cho ngân hàng thực hiện các yêu cầu thanh toán, rút tiền, chuyển tiền. Nhưng để thực hiện đượcquyền này, thì đồng thời khách hàng phải có trách nhiệm tổ chức hạch toán kế toán như thanh toántiền hàng hay trả lương và theo dõi xem tiền còn hay hết, chứ không thể yêu cầu ngân hàng thanhtoán cho mục đích trái luật hay chuyển tiền khi tài khoản trống rỗng. Chủ tài khoản không thể tựmình giao dịch rút tiền, chuyển tiền, thanh toán nếu như không có sự cho phép của ngân hàng. Thậmchí đúng là chủ tài khoản đã ký lệnh thanh toán, nhưng nếu chữ ký không giống với đăng ký hay kýbằng mực đỏ, thì ngân hàng có quyền đồng thời phải từ chối thực hiện lệnh chi. Như vậy, khách hàngchỉ quản lý một phần tài khoản và những gì ngoài phạm vi ngân hàng, còn lại thì chủ yếu thuộc vềtrách nhiệm của ngân hàng. Điều đó có nghĩa là, dù tội phạm có giật được tài khoản, thì cũng khôngdễ gì chiếm đoạt được tiền trong tài khoản của khách hàng, vì ngân hàng mới là người quyết địnhtrong việc mở két và xuất tiền. Ngân hàng là hầu bao giữ tiền, tội phạm muốn lấy tiền, thì buộcphải tìm cách rút ruột ngân hàng.

Trách nhiệm pháp lý

Với cơ sở nói trên, theo luật sư Đức tài khoản bị "chọc thủng" ở khâu nào, thì sẽtương ứng với trách nhiệm liên quan của khách hàng hay ngân hàng ở đó. Quy chế số1284/2002/QĐ-NHNN2 cũng đã đồng thời quy định tại Điều 10 và Điều 12, khách hàng thì phải "chịutrách nhiệm về những sai sót hay hành vi lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tàikhoản do lỗi của mình.", còn ngân hàng thì phải "chịu trách nhiệm về những thiệt hại, vi phạm, lợidụng trên tài khoản của khách hàng do lỗi của mình." Nếu khách hàng không hề ký lệnh rút tiền haythanh toán, cũng không hề ký hợp đồng cầm cố tiền gửi,… thì đương nhiên là không có lỗi trong việctiền cứ "biến" khỏi tài khoản.

Tại phiên tòa này, đại diện Vietinbank cho rằng, những quy định trên chỉ áp dụngđối với tài khoản tiền gửi, chứ không áp dụng đối với tài khoản thanh toán của khách hàng. Tuynhiên, căn cứ vào các quy định của pháp luật luật sư Đức cho rằng: "tài khoản thanh toán cũng chínhlà một loại tiền gửi và không có sự khác nhau về trách nhiệm pháp lý giữa hai loại tài khoản này.Khoản 22, Điều 4, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã giải thích rõ "Tài khoản thanh toán là tàikhoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán dongân hàng cung ứng." Không những thế, Quy chế số 1284/2002/QĐ-NHNN2 còn xác định cụ thể hơn, "tàikhoản tiền gửi tiết kiệm, tài khoản séc bảo chi, tài khoản chuyển tiền, tài khoản tiền vay,..." đềulà "các tài khoản thanh toán khác". Luật sư Trương Thanh Đức viện dẫn.

Do vậy, vấn đề pháp lý mấu chốt trong việc tranh cãi nói trên không phải ở chỗ ailà người có trách nhiệm quản lý tài khoản, mà là ai đã có lỗi chủ yếu và trực tiếp dẫn đến nguyênnhân thất thoát hàng ngàn tỷ đồng trong tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Luật sư Đứcnói.

H.ĐIỆP

Nguồn Tuổi trẻ


Sự kiện