Thứ Bảy | 06/07/2013 11:44
52% cổ phiếu niêm yết có lợi suất cao hơn gửi tiết kiệm
12 cổ phiếu tăng giá gấp đôi trong nửa đầu năm 2013 trong đó CLG tăng 262%. Nhóm bluechips có PPC và HSG tăng trên 100%.
Nếu tính theo lãi suất tiết kiệm 6 tháng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), lãi suất tiền gửi cho khách hàng cá nhân kỳ hạn 6 tháng ở mức 7%/năm, xấp xỉ 3,5%/6tháng. Tất nhiên với những khoản tiền gửi lớn (trên 1 tỷ đồng) gửi tại các ngân hàng cổ phần, khách hàng sẽ được hưởng các mức lãi suất ưu đãi hơn nhưng khảo sát cho thấy mức lãi suất ngày chỉ quanh 8%/năm, tương đương khoảng 4%/6 tháng.
Nếu tính mức lợi tức này đem so sánh với mức tăng giá của cổ phiếu trên sàn, có lẽ nhiều nhà đầu tư cảm thấy khá hài lòng với “thành quả” đạt được trong 6 tháng đầu năm 2013.
Thống kê cho thấy có tới 357 mã (163 mã trên sàn HoSe và 194 mã trên sàn Hà Nội) có mức tăng giá trên 4% trong 6 tháng đầu năm 2013, tức là mức lợi tức thu về đã cao hơn lãi suất tiền gửi tại các NHTM. Con số này đạt khoảng 51,6% số mã niêm yết trên hai sàn.
Còn nếu thống kê số mã tăng giá, sàn HoSE có 58% mã tăng giá trong 6 tháng đầu năm, con số này trên sàn Hà Nội đạt 55%.
Con số thống kê này được tính tại thời điểm 28/6/2013, tức là thị trường đã trải qua một tháng Sáu giảm mạnh (Vn-Index giảm hơn 7%, HNX-Index giảm hơn 3%). Nếu thống kê tại thời điểm cuối tháng 5, khi VN-Index ở đỉnh cao 528 điểm, số mã tăng giá có thể đạt trên 60% trên hai sàn.
Nếu một số nhà đầu tư vì một lý do nào đó “bỏ quên” số cổ phiếu của mình, rất có thể 6 tháng sau họ không khỏi giật mình vì tài khoản tăng gấp đôi, thậm chí cổ phiếu CLG của CTCP Đầu tư và phát triển nhà đất Cotec còn tăng gấp 3,6 lần so với đầu năm.
Các cổ phiếu tăng trên 100% trong 6 tháng đầu năm 2013 bao gồm 5 cổ phiếu trên sàn Hà Nội (SD5, HLY, CAP, SMT và VBC), 7 cổ phiếu sàn HoSE (CLG, HSG, TCM, BTP, PTB, VNS, PPC), mức tính này là giá đã điều chỉnh sau khi các công ty chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu.
Một trong các nguyên nhân khiến cổ phiếu tăng giá mạnh là do có KQKD đột biến trong quý I/2013 như CLG lãi sau kiểm tóan 2012 tăng gấp 5 lần, HSG của Tôn Hoa Sen đã vượt kế hoạch năm, PPC của Nhiệt điện Phả Lại lãi quý I đạt gần 1.000 tỷ đồng, VBC của CTCP Nhựa Bao Bì Vinh quý I/2013 đạt 8 tỷ đồng LNTT, hoàn thành 47% kế hoạch năm, EPS quý I/2013 đạt trên 1.500 đồng/cp, AAA gom mua 31% vốn điều lệ của công ty này; PTB có EPS quý I/2013 đạt hơn 2.100 đồng/cp, lãi sau thuế hơn 25 tỷ đồng; TCM quý I/2013 lãi hơn 22,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2012 lỗ 14 tỷ đồng...
Một lý do khác khiến cổ phiếu các mã này tăng vọt là do tỷ lệ cổ tức ở mức cao như CAP trả cổ tức 35% bằng tiền mặt, chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1, hay như QTC (tăng 92% trong 6 tháng) chia cổ tức bằng tiền mặt 50%, VNS trả cổ tức bằng tiền mặt 10%, thưởng cổ phiếu 35%, BMP của Nhựa Bình Minh (tăng 96% trong 6 tháng), trả cổ tức 20% bằng tiền mặt, 30% bằng cổ phiếu..
Tuy nhiên một số cổ phiếu tăng mạnh...không vì lý do gì như HLY (quý I/2013 lỗ, 1 tháng chưa có giao dịch) vẫn tăng gấp đôi trong 6 tháng.
Tại nhóm bluechips, một số mã tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013 ngoài HSG có DRC (tăng 86%), CSM (tăng 69% nhờ giá cao su giảm mạnh), REE (tăng 58% nhờ khoản đầu tư vào PPC), VNM (tăng 52%), GMD (tăng 40%)...một số mã giảm mạnh có CII (giảm 21%), DIG (giảm 19%), PNJ (giảm 18%), MSN, PVF, STB (giảm trên 10% trong 6 tháng đầu năm 2013).
Ở phía giảm giá, sàn HoSE có 120 mã giảm giá trong 6 tháng đầu năm 2013, trong đó 41 mã giảm giá trên 20%. Thị trường trong 6 tháng đầu năm phân hóa mạnh do đó không phải mua cổ phiếu nào cũng có lãi.
ALP là mã giảm mạnh nhất trên sàn HoSE trong nửa đầu năm 2013, với mức giảm 62% do công ty này thông qua việc hủy niêm yết, DHN, SGT giảm trên 58% trong đó SGT của ông Đặng Thành Tâm đang đối mặt với việc huỷ niêm yết do liên tục vị phạm công bố thông tin, PDR, HHS, VNH, SVT là các cổ phiếu giảm trên 40%. Cổ phiếu SJS – cột trụ một thời của VN-Index giảm 36% do bị đưa vào diện kiểm soát do lỗ 2 năm liên tiếp.
Tại sàn Hà Nội, 165 mã giảm giá trong 6 tháng đầu năm 2013 trong đó THV giảm hơn 60%, mã này bị hủy niêm yết vào đầu tháng 7/2013 do âm vốn chủ sở hữu, các mã khác giảm trên 50% có GBS (bị tạm ngưng hoạt động), TSM, PXA, THB, HHL và PPE.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, sàn Hà Nội có 11 mã bị hủy niêm yết là AVS (tự nguyện), HBD, S27, SCC, SD8, SDJ, SVS, TLC, VHC, HPR, SHC (do lỗ 3 năm liên tiếp hoặc âm vốn chủ sở hữu), có 6 mã niêm yết mới là DHP, LKW, PSD, TTZ, HLD, SHA trong đó PSD ngày đầu tiên chào sàn với giá 68.000 đồng/cp.
Trên sàn Hà Nội 5 mã bị hủy niêm yết là SBS, VES, DDM, VFC, IFS và một mã NTB bị tạm ngưng giao dịch, 3 mã niêm yết mới là HAR (tăng 99% kể từ khi chào sàn), NLG và FCM.
Nếu tính mức lợi tức này đem so sánh với mức tăng giá của cổ phiếu trên sàn, có lẽ nhiều nhà đầu tư cảm thấy khá hài lòng với “thành quả” đạt được trong 6 tháng đầu năm 2013.
Thống kê cho thấy có tới 357 mã (163 mã trên sàn HoSe và 194 mã trên sàn Hà Nội) có mức tăng giá trên 4% trong 6 tháng đầu năm 2013, tức là mức lợi tức thu về đã cao hơn lãi suất tiền gửi tại các NHTM. Con số này đạt khoảng 51,6% số mã niêm yết trên hai sàn.
Con số thống kê này được tính tại thời điểm 28/6/2013, tức là thị trường đã trải qua một tháng Sáu giảm mạnh (Vn-Index giảm hơn 7%, HNX-Index giảm hơn 3%). Nếu thống kê tại thời điểm cuối tháng 5, khi VN-Index ở đỉnh cao 528 điểm, số mã tăng giá có thể đạt trên 60% trên hai sàn.
Nếu một số nhà đầu tư vì một lý do nào đó “bỏ quên” số cổ phiếu của mình, rất có thể 6 tháng sau họ không khỏi giật mình vì tài khoản tăng gấp đôi, thậm chí cổ phiếu CLG của CTCP Đầu tư và phát triển nhà đất Cotec còn tăng gấp 3,6 lần so với đầu năm.
|
Các cổ phiếu tăng trên 100% trong 6 tháng đầu năm 2013 bao gồm 5 cổ phiếu trên sàn Hà Nội (SD5, HLY, CAP, SMT và VBC), 7 cổ phiếu sàn HoSE (CLG, HSG, TCM, BTP, PTB, VNS, PPC), mức tính này là giá đã điều chỉnh sau khi các công ty chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu.
|
Một trong các nguyên nhân khiến cổ phiếu tăng giá mạnh là do có KQKD đột biến trong quý I/2013 như CLG lãi sau kiểm tóan 2012 tăng gấp 5 lần, HSG của Tôn Hoa Sen đã vượt kế hoạch năm, PPC của Nhiệt điện Phả Lại lãi quý I đạt gần 1.000 tỷ đồng, VBC của CTCP Nhựa Bao Bì Vinh quý I/2013 đạt 8 tỷ đồng LNTT, hoàn thành 47% kế hoạch năm, EPS quý I/2013 đạt trên 1.500 đồng/cp, AAA gom mua 31% vốn điều lệ của công ty này; PTB có EPS quý I/2013 đạt hơn 2.100 đồng/cp, lãi sau thuế hơn 25 tỷ đồng; TCM quý I/2013 lãi hơn 22,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2012 lỗ 14 tỷ đồng...
Một lý do khác khiến cổ phiếu các mã này tăng vọt là do tỷ lệ cổ tức ở mức cao như CAP trả cổ tức 35% bằng tiền mặt, chia thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1, hay như QTC (tăng 92% trong 6 tháng) chia cổ tức bằng tiền mặt 50%, VNS trả cổ tức bằng tiền mặt 10%, thưởng cổ phiếu 35%, BMP của Nhựa Bình Minh (tăng 96% trong 6 tháng), trả cổ tức 20% bằng tiền mặt, 30% bằng cổ phiếu..
Tuy nhiên một số cổ phiếu tăng mạnh...không vì lý do gì như HLY (quý I/2013 lỗ, 1 tháng chưa có giao dịch) vẫn tăng gấp đôi trong 6 tháng.
Các cổ phiếu tăng mạnh trên sàn HoSE 6 tháng đầu năm 2013 |
Tại nhóm bluechips, một số mã tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013 ngoài HSG có DRC (tăng 86%), CSM (tăng 69% nhờ giá cao su giảm mạnh), REE (tăng 58% nhờ khoản đầu tư vào PPC), VNM (tăng 52%), GMD (tăng 40%)...một số mã giảm mạnh có CII (giảm 21%), DIG (giảm 19%), PNJ (giảm 18%), MSN, PVF, STB (giảm trên 10% trong 6 tháng đầu năm 2013).
Ở phía giảm giá, sàn HoSE có 120 mã giảm giá trong 6 tháng đầu năm 2013, trong đó 41 mã giảm giá trên 20%. Thị trường trong 6 tháng đầu năm phân hóa mạnh do đó không phải mua cổ phiếu nào cũng có lãi.
ALP là mã giảm mạnh nhất trên sàn HoSE trong nửa đầu năm 2013, với mức giảm 62% do công ty này thông qua việc hủy niêm yết, DHN, SGT giảm trên 58% trong đó SGT của ông Đặng Thành Tâm đang đối mặt với việc huỷ niêm yết do liên tục vị phạm công bố thông tin, PDR, HHS, VNH, SVT là các cổ phiếu giảm trên 40%. Cổ phiếu SJS – cột trụ một thời của VN-Index giảm 36% do bị đưa vào diện kiểm soát do lỗ 2 năm liên tiếp.
Các cổ phiếu giảm mạnh trên sàn HoSE 6 tháng đầu năm 2013 |
Tại sàn Hà Nội, 165 mã giảm giá trong 6 tháng đầu năm 2013 trong đó THV giảm hơn 60%, mã này bị hủy niêm yết vào đầu tháng 7/2013 do âm vốn chủ sở hữu, các mã khác giảm trên 50% có GBS (bị tạm ngưng hoạt động), TSM, PXA, THB, HHL và PPE.
Các cổ phiếu tăng mạnh trên sàn Hà Nội 6 tháng đầu năm 2013 |
Trong 6 tháng đầu năm 2013, sàn Hà Nội có 11 mã bị hủy niêm yết là AVS (tự nguyện), HBD, S27, SCC, SD8, SDJ, SVS, TLC, VHC, HPR, SHC (do lỗ 3 năm liên tiếp hoặc âm vốn chủ sở hữu), có 6 mã niêm yết mới là DHP, LKW, PSD, TTZ, HLD, SHA trong đó PSD ngày đầu tiên chào sàn với giá 68.000 đồng/cp.
Trên sàn Hà Nội 5 mã bị hủy niêm yết là SBS, VES, DDM, VFC, IFS và một mã NTB bị tạm ngưng giao dịch, 3 mã niêm yết mới là HAR (tăng 99% kể từ khi chào sàn), NLG và FCM.
Nguồn CafeF