3 nhà sản xuất bia nước ngoài từng thất bại khi gia nhập thị trường Việt Nam
Mới đây nhất, Tập đoàn bia đa quốc gia có trụ sở tại Bỉ Aneuser-Busch Inbev (AB Inbev) lên kế hoạchvào Việt Nam. Thông tin này được dự đoán sẽ "đốt nóng" thị trường bia trong nước. Tuy nhiên, khôngít nhận định của những người am hiểu thị trường bia Việt cho rằng, dù thị trường bia Việt Nam rấtlớn nhưng sẽ không dễ Aneuser-Busch Inbev (AB Inbev). Ngoài việc lựa chọn phân khúc, quy mô phạmvi... AB Inbev cần phải hiểu sở thích uống bia của người Việt.
Bia tươi Laser: Bài học từ marketing
Ngay từ đầu Tân Hiệp Phát đã xác định đối tượng phục vụ là phân khúc cao cấp cho bia tươi đóng chaiLaser. Để thực hiện điều đó, Tân Hiệp Phát phải bỏ ra số tiền lên đến 3 triệu USD để thực hiệnchiến lược quảng bá cho sản phẩm này. Tuy nhiên sự sai lầm trong thông điệp sản phẩm, thực hiệnquảng bá không đúng, không nhất quán khiến bia tươi Laser bị đánh đồng với bia lề đường.
Ngay trong thông điệp "Bia tươi đóng chai đầu tiên có mặt tại Việt Nam" đã khiến người tiêu dùnghiểu lầm. Vì từ "bia tươi" khiến người ta nghĩ đến dòng bia bình dân cho người thu nhập thấp. Cònngười dùng bia cao cấp gọi bia tươi là bia Đức, bia Tiệp hay bia đen.
Và quan trọng hơn khi Tân Hiệp Phát định vị đối tượng phục vụ là khách hàng thu nhập cao nhưngLaser lại không chen được vào kênh Horeca (kênh PR dành cho các loại bia cao cấp trong các nhàhàng, khách sạn, khu nghĩ dưỡng…nơi đã bị Heineken chiếm lĩnh từ lâu). Cũng với năng lực tài chínhkhông đủ vì vậy chỉ sau 1 năm, Tân Hiệp Phát đã dừng không sản xuất bia tươi Laser và cũng từ đóthương hiệu này mất hút trên thị trường.
Thương hiệu bia Foster's gắn với chiến lược marketing và câu slogan: "…kiểu Úc" như "bia phong cáchÚc". Ban đầu slogan này đã tạo chú ý cho người tiêu dùng nhưng sau 1 thời gian, những khách hàngcủa bia Foster's lại cảm thấy khó chịu. Vì bia Foster's bán tại thị trường Việt Nam nhưng lại nêucao tinh thần Úc nên khiến khách hàng cảm thấy không được tôn trọng, đây là nguyên nhân khiến ngườitiêu dùng quay lưng lại với Foster.
Bên cạnh đó thất bại của bia Foster's còn từ việc định vị phân khúc thị trường, đối tượng kháchhàng và sự khập khiểng trong khâu phân phối. Trong khi Foster's đến Việt Nam nhắm đối tượngkhách hàng cao cấp nhưng đối tác liên doanh của họ lại là Nhà máy Bia Tiền Giang và nhà máy Bia ĐàNẵng, những đơn vị được biết đến với dòng bia phổ thông.
Hơn nữa có mặt tại thị trường Việt Nam năm 1998, lại chọn phân khúc thị trường cao cấp khi mà kinhtế Việt Nam lúc đó chưa có điều kiện, người tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng đón nhận cũng khiến thươnghiệu bia Foster's bị quay lưng.
"Bia Foster's - bia phong cách Úc" cũng biến mất khỏi thị trường vì không hiểu"gu" uống bia của người Việt |
Vì thế, sau gần 10 năm (1998 - 2007) cố gắng khẳng định vị thế nhưng không thành, Foster's đã chấpnhận thất bại ở thị trường Việt Nam. Sau đó họ đã phải chuyển nhượng lại toàn bộ hệ thống ở ViệtNam cho APB với giá trên 105 triệu USD (APB bán lại cho VBL, liên doanh mà APB đang nắm 60% cổphần) và cái tên "bia Foster's - bia phong cách Úc" cũng biến mất khỏi thị trường.
Nguồn Giáo dục VN