"3 lần tăng giá điện đều thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương"
Có rất nhiều điều kiện, nhưng trong đó có 2 điều kiện, một là không tăng liên tục 2 lần trong thời hạn 3 tháng, tức là lần này cách lần kia ít nhất 3 tháng.
Thứ 2, mức tăng 5% trở xuống thì thẩm quyền quyết định là Bộ Công Thương. Vì thế, từ năm 2012 đến nay, vào tháng 7/2012, 12/2012 và tháng 8 vừa qua, mức tăng đều đúng 5%, thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương.
“Không biết có sự trùng hợp gì không, nhưng cả 3 đợt tăng từ tháng 12/2012 tới nay mỗi lần giá điện đều tăng 5% và thẩm quyền quyết thuộc Bộ Công thương?”- người phát ngôn Chính phủ đặt câu hỏi.
Bộ trưởng cũng cho biết, dù tăng giá điện, Chính phủ vẫn sẽ có những chính sách hỗ trợ người nghèo.
“Điều hành giá điện như thế nào, vào lúc nào thì phải có lộ trình cụ thể. Tiến tới đây, điện và xăng dầu Chính phủ chỉ đạo công khai minh bạch với dân, vì làm tất cả là lo chung cho nền kinh tế, lo cho dân” – Bộ trưởng Đam khẳng định.
Lý giải việc chọn thời điểm tăng từ 1/8 và mức tăng 5%, ông Trần Tuấn Anh, thứ trưởng bộ Công Thương cho biết, ngành điện đứng trước áp lực lớn giá thành đầu vào khâu sản xuất điện.
Trong đó, riêng giá than bán cho điện tăng 37-41% so với mức giá cũ, khiến chi phí đầu vào của ngành điện tăng khoảng 4000 tỷ đồng năm 2013; giá khí cũng tăng khiến chi phí đầu vào ngành điện tăng do khí 3.200 tỷ đồng.
Theo tính toán của Bộ Công thương, việc tăng giá điện sẽ làm CPI tăng 0,12%. Trong đó, một số ngành chịu tác động lớn như ngành sản xuất xi măng, ảnh hưởng tăng khoảng 0,43%; sản xuất phôi tăng 0,31%.
Nguồn CafeF