Mua trước, trả sau – dư địa tăng trưởng mới cho thương mại điện tử Việt Nam
Ms.Indina Andamari, Giám đốc Quốc gia của Kredivo Việt Nam, chia sẻ đánh giá và quan điểm về thị trường BNPL tại Việt Nam. |
Triển vọng của thương mại điện tử Việt Nam
Thương mại điện tử là một thành phần quan trọng của nền kinh tế số mà Chính phủ Việt Nam hướng đến. Các doanh nghiệp từ trong lẫn ngoài nước, từ quy mô siêu nhỏ đến tập đoàn toàn cầu đều nhìn thấy cơ hội đầy triển vọng ở đây.
Báo cáo nghiên cứu gần đây do Ninja Van Group và DPDgroup thực hiện đã cho thấy điều này. Với mức trung bình 104 đơn hàng mỗi năm, người Việt có tần suất mua sắm trực tuyến cao nhất trong 6 nước Đông Nam Á được khảo sát. Con số này gần gấp đôi trung bình khu vực, chỉ với 66 đơn hàng mỗi năm.
Những số liệu này có thể hiện được tất cả những triển vọng về thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam? Chúng tôi cho rằng, dư địa tăng trưởng của ngành này có thể còn lớn hơn nữa nếu tệp khách hàng đang “tàng hình tài chính” được chăm sóc chu đáo hơn.
“Người tàng hình tài chính" là ai?
Tại Việt Nam, hàng triệu người đang sử dụng phương thức chi trả bằng tiền mặt trong hầu hết chi tiêu hàng ngày. Cùng với đó, vẫn có một bộ phận người tiêu dùng không có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng mà chọn tự cất giữ tiền hoặc các tài sản giá trị tương đương. Đó là lý do khiến Việt Nam đứng thứ 2 trong 10 quốc gia có tỷ lệ tiếp cận với ngân hàng thấp nhất thế giới.
Không chỉ hạn chế tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, các trở ngại mang tính hệ thống như phạm vi hạn chế của các tổ chức đánh giá tín dụng hay mức lo ngại rủi ro của ngân hàng đối với các khoản cho vay không bảo đảm dẫn tới tỷ lệ tham gia thẻ tín dụng tại Việt Nam thấp, chỉ chiếm 4,1% dân số. Người dùng Việt thường có lịch sử tín dụng mỏng hoặc thậm chí là không có lịch sử tín dụng. Vì vậy, họ thường bị bỏ qua hoặc không tiếp cận được với các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng truyền thống. Điều này lại tiếp tục gây khó khăn cho họ để xây dựng điểm tín dụng lâu dài, đặc biệt trong trường hợp họ muốn thực hiện các khoản vay mua nhà hay mua xe.
Với đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm tiêu dùng giống như Indonesia - thị trường đầu tiên của Kredivo, chúng tôi nhận ra rằng, không phải tất cả những “người tàng hình tín dụng” tại Việt Nam đều không đạt chuẩn tín dụng và có sức mua yếu. Một số trong đó, đặc biệt là tầng lớp trung lưu đang lên, sở hữu dòng tiền lành mạnh. Họ cũng là lực lượng lao động chính trong xã hội và đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP quốc gia.
Vì vậy, thách thức cho những công ty tiên phong trong nền kinh tế số như Kredivo là phát triển những hình thức thay thế cho phép những “người tàng hình tín dụng” này tiếp cận với nguồn tín dụng nhanh chóng, vừa túi tiền và dễ dàng, từ đó ngày càng thu hẹp khoảng cách tín dụng, giúp tăng trưởng sức mua và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ thông qua nền tảng thương mại điện tử. Đồng thời, điều này cũng sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
Gỡ bỏ 2 chướng ngại tăng trưởng thương mại điện tử với BNPL
Trước đây, khi việc tiếp cận các hình thức thanh toán số còn hạn chế và các giải pháp tài chính không hề tồn tại trên nền tảng thương mại điện tử, người mua chỉ có thể sử dụng hình thức COD (Cash On Delivery) - Trả tiền khi nhận hàng.
Lựa chọn này khiến người tiêu dùng yên tâm hơn khi không phải trả tiền trước cho món hàng mà mình chưa được nhận. Tuy nhiên, có nhiều sự bất đồng giữa người bán và người mua trong quá trình thực hiện thanh toán kiểu này và giá trị tiêu dùng cũng bị hạn chế do người mua phải có tiền mặt để thực hiện giao dịch. Bên cạnh đó, đơn vị bán hàng trên thương mại điện tử cũng gặp rất nhiều thách thức khi áp dụng hình thức COD, bao gồm thiếu hụt dòng tiền, chi phí vận hành cao, khả năng khách hàng từ chối đơn hàng, tỷ lệ huỷ đơn hàng cao, hay mất mát đơn hàng quan trọng.
Ngoài ra, do không có các lựa chọn giải pháp tài chính tức thì tại trang thanh toán, sức mua của người tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử không cao, dẫn đến giá trị đơn hàng thấp.
Làm thế nào để những “người tàng hình tín dụng" có thể mua sắm dễ dàng, liền mạch trên các trang thương mại điện tử mà không cần có tiền mặt, đồng thời có thể chia nhỏ các khoản thanh toán trong dài hạn? Bên cạnh đó, người bán cũng có thể quản lý dòng tiền và rủi ro một cách dễ dàng hơn, đồng thời lại tăng thêm giá trị đơn hàng? Câu trả lời chỉ có thể là Mua Trước Trả Sau - BNPL.
Thanh toán COD là một trong những hình thức thanh toán phổ biến nhất tại Việt Nam nhưng cũng tạo ra nhiều trở ngại cho thương mại điện tử. |
Bằng cách tích hợp BNPL tại điểm thanh toán, các nhà bán hàng online sẽ giảm thiểu được rủi ro về vận hành và thanh toán gây ra bởi COD. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể tiếp cận nguồn tín dụng ngay lập tức, và trả dần trong dài hạn mà không cần lo nghĩ.
BNPL tự động hóa quy trình xét duyệt tín dụng và tích hợp quy trình này trực tiếp vào khâu thanh toán, giúp trải nghiệm khách hàng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Một ví dụ có thể thấy trên nền tảng Kredivo, người dùng chỉ tốn vài phút để đăng ký thông tin cá nhân; công nghệ AI của chúng tôi sẽ đánh giá hồ sơ của họ một cách nhanh chóng và cung cấp hạn mức tín dụng phù hợp tức thì thông qua đối tác của chúng tôi - VietCredit để họ có thể sẵn sàng mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể lựa chọn mua trước trả sau trong vòng 12 tháng với lãi suất thấp. Quy trình này giúp giảm đáng kể gánh nặng thanh toán cho khách hàng, đồng thời gia tăng khả năng mua sắm của họ.
Nhìn ở góc độ khác, về phía nhà bán, hình thức thanh toán này đã dỡ bỏ hoàn toàn các trở ngại của COD, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi và giá trị đơn hàng trung bình của khách hàng.
Bằng cách giải quyết thách thức kép của ngành thương mại điện tử, bao gồm những trở ngại gây ra bởi COD và sự thiếu hụt các giải pháp tín dụng tức thì tại điểm bán, BNPL đã tạo ra những điều kiện thuận lợi và trở thành động lực mới cho sự phát triển thương mại số.
Những “quả ngọt” đầu tiên của BNPL tại Việt Nam
Theo Global Data, BNPL ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại điện tử trên toàn thế giới. Năm ngoái, thanh toán BNPL chiếm 2 USD trong mỗi 100 USD chi tiêu cho thương mại điện tử toàn cầu.
Kredivo mang đến giải pháp thanh toán thế hệ mới cho phép người mua và người bán tiếp cận lập tức với nguồn tín dụng linh hoạt và vừa túi tiền |
Riêng với Kredivo, sau một năm hoạt động tại Việt Nam thông qua hợp tác với Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit), chúng tôi đã chứng minh những giá trị của dịch vụ BNPL khi giúp các đơn vị bán hàng trực tuyến Việt Nam tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng thông qua nền tảng của mình. Những tháng gần đây, các đối tác thương mại điện tử của Kredivo ghi nhận số lượng giao dịch đạt mức tăng trưởng lên đến 300-400%, điển hình là đối tác chiến lược của chúng tôi Sendo.
Ngoài ra, Kredivo cũng là một giải pháp giúp tăng doanh số cho các nhà bán hàng. Những nhà bán hàng có tích hợp Kredivo đều ghi nhận giá trị giao dịch trung bình tăng 30-50% và tần suất giao dịch cao hơn.
Với những lợi ích và tiềm năng của hình thức Mua Trước Trả Sau, tôi tin rằng đây sẽ là một phương thức thanh toán được yêu thích bởi cả nhà bán hàng lẫn người tiêu dùng trong thời đại số, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt phát triển và mở rộng quy mô thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam và khu vực.
(Chia sẻ từ bà Indina Andamari, Giám đốc Quốc gia của Kredivo Việt Nam).