Theo Savills Việt Nam, từ nay đến 2025, thị trường Hà Nội sẽ tiếp nhận thêm khoảng 68.400 m2 không gian văn phòng xanh bổ sung vào nguồn cung hiện hữu. Ảnh: T.L.

 
Cẩm Tú Thứ Ba | 21/11/2023 10:14

Nhu cầu tòa nhà văn phòng xanh tại Việt Nam đang tăng cao

Theo Savills, Việt Nam đang ghi nhận bước tiến trong chứng nhận công trình xanh. Cả nước hiện có 20 tòa nhà văn phòng hiện đạt chứng nhận LEED hoặc Green Mark.

Báo cáo Tiêu điểm ESG do Công ty Savills vừa công bố cho thấy: trước nhu cầu gia tăng về văn phòng xanh, những dự án với chứng chỉ LEED danh giá, đạt tiêu chuẩn quốc tế khắt khe đã trở thành hình mẫu thu hút lực cầu ngày càng lớn từ các doanh nghiệp.

Cả nước hiện có 20 tòa nhà văn phòng có chứng nhận LEED hoặc Green Mark (những chứng chỉ công trình xanh tiêu chuẩn quốc tế). Trong số này, có tới 17 dự án được đặt tại TP.HCM. Trong khi đó, Hà Nội chỉ có 3 dự án đạt LEED hoặc Green Mark.

 

Theo Savills Việt Nam, từ nay đến năm 2025, thị trường Hà Nội sẽ tiếp nhận thêm khoảng 68.400 m2 không gian văn phòng xanh bổ sung vào nguồn cung hiện hữu. Đây chính là bước dịch chuyển mạnh mẽ và tích cực để đạt được mục tiêu phát triển bền vững của thị trường bất động sản tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trong tương lai.

Nhận định về mức độ chào đón của thị trường Việt Nam đối với dự án xanh, ông Mark Ridley, Tổng Giám đốc Tập đoàn Savills đánh giá, tại Việt Nam, một số tòa nhà văn phòng ở Hà Nội và TP.HCM đáp ứng các tiêu chí xanh đều được đánh giá ở thứ hạng cao hơn hẳn các tòa nhà cũ.

Hiện khách thuê là doanh nghiệp quốc tế tới hoạt động tại Việt Nam hay thậm chí là các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết đều cần tuân thủ một số quy định về đáp ứng các mục tiêu về ESG (môi trường, xã hội, quản trị) và phát thải ròng. Đơn cử như việc phải có báo cáo ESG thường niên.

Do vậy, nhu cầu đối với các bất động sản văn phòng sẽ hướng đến việc các tòa nhà có thể hỗ trợ họ đạt được những yêu cầu về môi trường. Việc lựa chọn tòa nhà không có các tính năng tối ưu năng lượng và giảm khí thải carbon thậm chí sẽ trở nên tốn kém hơn vì phụ phí phát thải CO2 của doanh nghiệp sẽ cao hơn, ông Mark Ridley nhận xét.

có khoảng 33% nguồn cung văn phòng hạng A đã đạt một trong các chứng chỉ xanh với mức giá thuê trung bình cao hơn khoảng 6% so với các tòa nhà hạng A còn lại tại Tp. Hồ Chí Minh.
TP.HCM có khoảng 33% nguồn cung văn phòng hạng A đã đạt một trong các chứng chỉ xanh, các tòa này mức giá thuê trung bình cao hơn khoảng 6% so với các tòa nhà hạng A còn lại. Ảnh: T.L.

Cùng đó, minh chứng tích cực về mặt tài chính cho việc áp dụng ESG ngày càng trở nên rõ ràng. Việc tuân thủ ESG của doanh nghiệp cũng ngày càng được giám sát và thực hiện chặt chẽ; khách thuê, nhà đầu tư ngày càng ưa chuộng và ưu tiên các công trình xanh… Điều này có khả năng khiến các tòa nhà không đạt tiêu chuẩn này đối mặt nguy cơ tăng tỉ lệ trống.

Bà Dương Thùy Dung, Trưởng Bộ phận Định giá - Nghiên cứu và Tư vấn CBRE Việt Nam cho biết: Hơn 75% nguồn cung văn phòng tương lai từ quý III/2023 đến hết năm 2025 của TP.HCM là các tòa nhà đạt chứng chỉ xanh.

Thống kê của CBRE cho thấy, hiện tại có khoảng 33% nguồn cung văn phòng hạng A đã đạt một trong các chứng chỉ xanh với mức giá thuê trung bình cao hơn khoảng 6% so với các tòa nhà hạng A còn lại tại TP.HCM. Ở các nước phát triển, tỉ lệ văn phòng hạng A có chứng chỉ xanh trên tổng nguồn cung có thể lên đến gần 50%.

Ngoài các chứng chỉ xanh phổ biến như LEED, BCA Greenmark, hiện tại các chủ đầu tư cũng như khách thuê lớn đều có xu hướng phát triển mặt bằng để đạt chứng chỉ WELL với nhiều lợi ích hướng tới người lao động.

Nhận xét về bất động sản văn phòng cho thuê, bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE Việt Nam cho biết, đầu tư vào công trình xanh hoặc tòa nhà có yếu tố xanh, bền vững dần trở thành một thông lệ được chủ đầu tư các nước phát triển áp dụng nhằm bảo chứng giá trị bất động sản.

Trên thực tế, hoạt động xây dựng chiếm khoảng 31% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng toàn cầu và 28% lượng khí thải CO2

Có thể bạn quan tâm:

Nhà vừa túi tiền cứu tín dụng