Âm nhạc The Beatles – Vũ khí bí mật của bảng Anh
Tuy nhiên, năm nay, sự kiện này đánh dấu 50 năm nhạc sống trở thành một nguồn thu ngoại tệ đáng kể.
Năm 1964, tỷ giá được ấn định theo hệ thống Bretton Woods vốn ra đời cùng với IMF và World Bank năm 1944. IMF có nhiệm vụ giữ ổn định tỷ giá và các nền kinh tế lớn trên thế giới cũng sử dụng hệ thống kiểm soát tỷ giá để ổn định nội tệ. Sự kiểm soát này có nghĩa là doanh nghiệp và cá nhân phải được sự chấp thuận của chính phủ khi muốn đổi nội tệ sang ngoại tệ và trong giới hạn pháp lý nhất định.
Duy trì ngang giá
Cán cân thương mại của các nền kinh tế lớn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc duy trì tỷ giá bởi tiền để chi cho nhập khẩu hay thu về từ xuất khẩu sẽ quyết định tỷ giá.
Đồng bảng Anh chịu sức ép giảm giá giai đoạn giữa những năm 1960 do thâm hụt thương mại trong một thời gian dài. Chính phủ Anh khi đó đã bằng mọi cách để duy trì bảng Anh ở mức 2,8 USD/bảng và nhằm tránh phải hổ thẹn vì nội tệ mất giá.
Những người hát rong
Với nhiều người, The Beatles chỉ đơn thuần là những người hát rong, nhưng với chính phủ Anh họ là một cỗ máy in đô la kỳ diệu. Vào giữa những năm 1960, các hoạt động biểu diễn âm nhạc quần chúng thường chỉ thu về nội tệ. Ví dụ, ca sỹ người Mỹ Elvis Presley chưa từng biểu diễn ở đâu ngoài Bắc Mỹ và Hawaii, nguồn thu từ biểu diễn của ông đều bằng đô la Mỹ, trừ 4 lần ở Canada.
Đô Mỹ, đồng mác và yên Nhật
Ngược lại, The Beatles được coi là ban nhạc có nguồn thu từ hoạt động biểu diễn tính bằng đô la Mỹ kỷ lục thế giới nhờ các chuyến lưu diễn ở Mỹ vào năm 1964, 1965, và 1966.
Truyền thông cho hay, nếu tính theo thị giá hiện nay, họ thu về khoảng 650 USD cho mỗi giây biểu diễn tại Mỹ vào năm 1965.
Hơn nữa, năm 1988, ban nhạc này cũng lưu diễn ở Đức và Nhật Bản, nhờ đó họ có nguồn thu bằng mác Đức và yên Nhật. Cũng vào thời gian này, đồng bảng Anh chịu sức ép ngày càng tăng do bùng nổ tiêu dùng và các cuộc đình công kéo dài của công nhân ngành vận tải biển.
Với hoạt động này, The Beatles vô tình trở thành một trong những nhà xuất khẩu “vô hình” hay nói cách khác là các doanh nghiệp kinh doanh thu về ngoại tệ không phải từ hoạt động sản xuất hay xuất khẩu hàng hóa thực mà từ tín dụng vô hình.
Giữa những năm 1960, tài khoản vãng lai của Anh luôn trong tình trạng thâm hụt, kim ngạch xuất khẩu vô hình chủ yếu từ dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bản quyền. Đến The Beatles, nguồn thu này mở rộng đến cả bản quyền âm nhạc, cấp phép thương mại, …
Phần thưởng cho các nhà xuất khẩu
Giữa những năm 1960, Thủ tướng Anh khi đó là Harold Wilson - một chuyên gia kinh tế tốt nghiệp Đại học Oxford và từng đoạt giải Nobel. Ông nhanh chóng khẳng định những đóng góp của The Beatles đối với cán cân thanh toán của Anh giữa lúc chính phủ của ông ra sức bảo vệ bảng Anh.
Tháng 11/1965, 1965 Wilson đã phong cho ban nhạc này tước hiệu Thành viên của Đế chế Anh (Members of the Order of the British Empire), tước hiệu thường dùng để phong cho các doanh nghiệp đầu ngành, nhà đầu tư tiêu biểu của Vương quốc Anh.
Vũ khí bí mật của bảng Anh
Đến khi lượng người dự các buổi hòa nhạc của The Beatles tăng đến chóng mặt kéo theo sự hỗn loạn và đe dọa trật tự công cộng, ban nhạc này đã quyết định ngừng biểu diễn liveshow theo nhóm từ tháng 8/1966.
Một năm sau đó, bảng Anh giảm về còn 2,4 USD/bảng và chính phủ Anh buộc phải đề nghị khoản vay từ IMF năm 1967 và 1969. Ngày nay, tỷ giá hối đoái chủ chốt được thả nổi và chính phủ một số nước lớn không cần phải bảo vệ tình trạng ngang giá của tiền tệ bằng các công cụ kiểm soát tỷ giá hay phải “cầu cứu” đến các hoạt động xuất khẩu vô hình nhằm thúc đẩy cán cân thương mại.
Tuy nhiên, cách đây 50 năm, đóng góp của The Beatles trong việc thu ngoại tệ có thể coi là vũ khí bí mật của Anh trong suốt 3 năm nhằm cứu vãn bảng Anh khỏi đà mất giá.
Nguồn Theo DVO/IMF