Một kỹ sư làm việc với nguyên mẫu pin tại VoltStorage. Các nhà đầu tư thường né tránh các công ty chế tạo phần cứng phức tạp, đắt tiền. Ảnh: NY Times.

 
Mỹ Quyên Thứ Năm | 21/04/2022 11:00

Cú hích tiếp theo trong quá trình chuyển đổi năng lượng của châu Âu

Tài trợ cho thế hệ công nghệ năng lượng xanh tiếp theo đồng nghĩa với các khoản đầu tư lớn hơn và khiến các nhà đầu tư ngừng ưu ái “tiền nhanh”.

Khi ông Jakob Bitner lên 7, ông đã rời Nga đến Đức cùng với bố mẹ và em gái. Hai mươi tám năm sau, ông bắt tay giải quyết một vấn đề năng lượng xanh đầy nhức nhối, có thể giúp Đức chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu từ Nga, hoặc bất cứ nơi nào khác.

Vấn đề đặt ra: làm thế nào để năng lượng gió và mặt trời luôn có sẵn trong 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần, ngay cả khi mặt trời không chiếu sáng hoặc gió không thổi.

Công ty do ông đồng sáng lập tại Munich vào năm 2016, VoltStorage, đã đạt được một số thành công khi bán các bộ pin lưu trữ năng lượng mặt trời cho các chủ nhà ở châu Âu. Giờ đây, công ty đang phát triển các loại pin lớn hơn nhiều - mỗi “viên” có kích thước bằng một thùng container - dựa trên quy trình hóa học có thể lưu trữ và cấp điện qua nhiều ngày chứ không chỉ vài giờ như công nghệ pin phổ biến nhất hiện nay.

Một nguyên mẫu pin tại VoltStorage, dựa trên quy trình hóa học giúp lưu trữ và phátđiện qua nhiều ngày, không chỉ vài giờ như công nghệ pin phổ biến nhất hiện nay.
Một nguyên mẫu pin tại VoltStorage, dựa trên quy trình hóa học giúp lưu trữ và phátđiện qua nhiều ngày, không chỉ vài giờ như công nghệ pin phổ biến nhất hiện nay.

Những tham vọng này nhằm khắc phục bản chất của năng lượng tái tạo, hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu của châu Âu trong việc giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Nhưng công ty của ông Bitner đang phải đối mặt với một thực tế đáng thất vọng, đe dọa các kế hoạch của châu Âu và đặt ra một thách thức lớn hơn trong cuộc chiến toàn cầu chống lại biến đổi khí hậu: thiếu tiền để vận hành.

Theo ông Bitner, VoltStorage cần một số tiền đáng kể để phát triển công nghệ pin mới. Trong năm 2020 và 2021, công ty đã huy động được 11 triệu euro (12 triệu USD). Hiện tại, họ đang cố gắng huy động thêm 40 triệu euro vào mùa hè này.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, một nửa nỗ lực giúp giảm lượng phát thải về “0” vào năm 2050 sẽ đến từ các công nghệ hiện đang ở giai đoạn sơ khai. Về lý thuyết, có rất nhiều nguồn vốn sẵn có trên toàn cầu tài trợ cho quá trình triệu USD, chuyển đổi sang năng lượng xanh hơn này.

Nhưng việc thu hút các nhà đầu tư vào các dự án không sử dụng công nghệ đã hoàn thiện như năng lượng mặt trời và năng lượng gió là rất khó. Các nhà đầu tư mạo hiểm, từng là người cổ vũ cho năng lượng xanh, hiện thích thú với tiền điện tử hoặc các công ty khởi nghiệp về giao hàng hơn. Nhiều nhà đầu tư rất “dè dặt” trước những khoản đầu tư “khủng”. Việc chính phủ liên tục thay đổi chính sách cũng tác động không nhỏ đến cam kết giảm phát thải carbon.

Điều mà các nhà đầu tư mạo hiểm quan tâm

Ông Tony Fadell, người đã dành phần lớn sự nghiệp để biến các công nghệ mới nổi thành sản phẩm chủ đạo, cho biết ngay cả khi thế giới phải đối mặt với rủi ro của biến đổi khí hậu, tiền lại có xu hướng đổ vào những phát triển ít khẩn cấp hơn như tiền điện tử, metaverse và các bộ sưu tập nghệ thuật kỹ thuật số được bán dưới dạng NFT. Năm ngoái, các nhà đầu tư mạo hiểm đã đầu tư 11,9 tỉ USD vào năng lượng tái tạo trên toàn cầu, so với 30,1 tỉ USD vào tiền điện tử và blockchain, theo PitchBook. Trong số 106 tỉ USD của các nhà đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp ở châu Âu năm ngoái, chỉ 4% là đầu tư vào năng lượng, theo PitchBook.

VoltStorage cần một khoản tiền đáng kể để phát triển và thương mại hóa công nghệ pin mới của mình. Ảnh: NY Times
VoltStorage cần một khoản tiền đáng kể để phát triển và thương mại hóa công nghệ pin mới của mình. Ảnh: NY Times

Có bằng chứng cho thấy ngày càng có nhiều quỹ dành riêng cho đầu tư năng lượng. Nhưng ngay cả vậy, các công ty vẫn còn xu hướng trở thành nhà phát triển phần mềm, được xem là ít rủi ro hơn so với xây dựng các dự án năng lượng quy mô lớn. 

“Khoảng trống”  tài trợ

Ở châu Âu, sáng kiến ​​trị giá 1 tỉ USD được Ủy ban châu Âu và Ngân hàng đầu tư châu Âu hỗ trợ bao gồm bốn loại công nghệ: lưu trữ năng lượng dài hạn, hydro sạch, nhiên liệu hàng không bền vững và  thu giữ carbon dioxide trực tiếp từ không khí - mà họ tin rằng cần phải mở rộng quy mô nhanh chóng.

Ann Mettler, phó chủ tịch phụ trách Châu Âu của Breakthrough Energy, cho biết đã có “những khó khăn đáng kể trong giai đoạn mở rộng quy mô.” Tín dụng ... Picture Alliance cho DLD, thông qua Alamy
Bà Ann Mettler, phó chủ tịch của Breakthrough Energy.

Bà Ann Mettler, Phó Chủ tịch phụ trách Breakthrough Energy kiêm Cựu Tổng Giám đốc tại Ủy ban châu Âu cho biết: “có những khó khăn đáng kể trong giai đoạn mở rộng quy mô ở châu Âu. Sau khi các công ty khởi nghiệp được rót vốn và trở nên thành công hơn một chút, chúng thường được các công ty Mỹ hoặc Trung Quốc mua lại. Điều này khiến ít công ty độc lập ở châu Âu tập trung vào các vấn đề năng lượng mà họ đặt ra để giải quyết."

Các công ty xây dựng phần cứng phức tạp - và thường đắt tiền - như pin để lưu trữ năng lượng trong thời gian dài của ông Bitner sẽ gặp nhiều khó khăn. Sau một vài vòng đầu tư, có các công ty quá lớn đối với các nhà đầu tư mới nhưng lại quá nhỏ để thu hút các nhà đầu tư tìm kiếm chỗ trú ẩn an toàn cho một lượng lớn tiền mặt.

“Nếu bạn nhìn vào các công nghệ khí hậu điển hình, chẳng hạn như gió và năng lượng mặt trời và thậm chí cả pin lithium-ion, chúng đã mất hơn bốn thập kỷ để đi từ R&D sơ khai đến thương mại hóa quy mô lớn và cạnh tranh về chi phí, nhưng chúng ta không có đến 4 thập kỷ” bà Mettler nói.

Có thể bạn quan tâm:

 Sri Lanka vỡ nợ, Ấn Độ sẵn sàng hỗ trợ 2 tỉ USD

Nguồn NY Times