Ảnh: CNBC
Hai gã khổng lồ Nhật Bản bắt tay làm xe điện
Liên doanh mới được giao trọng trách phải thương mại hoá và bán chiếc xe điện đầu tiên trong 3 năm nữa.
Theo thông tin từ cả hai, công ty mới sẽ đóng vai trò thiết kế, phát triển và kinh doanh ô tô điện nhưng không sở hữu hoặc vận hành các cơ sở sản xuất. Chuyên môn này được dành cho Honda, hãng có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất ô tô.
Trong khi đó, Sony với thế mạnh trong mảng giải trí sẽ đóng vai trò phát triển “nền tảng dịch vụ di động” cho các mẫu xe điện của liên doanh. So với vai trò của Honda, sự tham gia của Sony và tham gia đến mức độ như thế nào đang được dư luận quan tâm.
Hiện công ty này là cung cấp chính cảm biến hình ảnh cho điện thoại thông minh và đang lấn sân sang mảng thiết kế chip cho xe ô tô điện. Bên cạnh đó, Sony cũng là đơn vị sơ hữu thương hiệu máy chơi game chuyên dụng PlayStation đình đám.
Hồi tháng 1 năm nay Sony đã thành lập một công ty tên Sony Mobility để đặt một chân vào thị trường xe điện. Hãng cũng đã ra mắt mẫu xe thử nghiệm Vision-S02 nhưng điều đó là chưa đủ. Trước khi công bố hợp tác với Honda, Sony từng cho biết ý định tìm kiếm thêm đối tác chiến lược để tham gia thị trường xe điện.
Ông Kenichiro Yoshida, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Sony Group Corporation, phát biểu khi giới thiệu mẫu xe điện của mình tại CES 2022 ( Mỹ). Nguồn: Alex Wong/ Getty Images. |
Về phần mình, con đường điện khí hoá của Honda rõ ràng hơn bao giờ hết. Trước sự chuyển dịch của hầu hết các đối thủ trong ngành và sự gia nhập ngày càng nhiều của các nhà sản xuất ô tô điện mới nởi đến từ Trung Quốc và Việt Nam, Honda cho biết sẽ loại bỏ dần các mẫu xe chạy bằng khí đốt vào năm 2040. Trước khi bắt tay với Sony, Honda đã liên doanh với General Motors ( Mỹ) để phát triển các mẫu xe điện mới.
Liên doanh Sony và Honda đánh dấu một ví dụ khác về việc các công ty công nghệ nhảy vào lĩnh vực ô tô và các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách nâng cao năng lực công nghệ của họ.
Dẫn đầu xu hướng này là các doanh nghiệp Mỹ như Apple, Google. Gần đây, các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc cũng tham gia vào dòng chảy này với sự xuất hiện của Baidu và Xiaomi.
Nguồn CNBC