Xe buýt điện mang đến những lợi ích rõ ràng. Ảnh: Bloomberg.

 
Lam Ngọc Thứ Sáu | 17/11/2023 09:33

"Cuộc cách mạng" xe buýt điện ở Trung Quốc

Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc vẫn là quốc gia vượt trội về điện khí hoá khi phát triển hơn 90% xe buýt và xe tải điện trên thế giới.

Ở thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc), xe buýt điện được ví như những “chiến binh tuyến đầu” trong cuộc cách mạng giao thông công cộng tại Trung Quốc. Thâm Quyến là thành phố đầu tiên trên thế giới triển khai ngừng sử dụng xe buýt chạy bằng dầu diesel và chuyển hoàn toàn sang xe buýt điện từ năm 2017. Sau đó, các thành phố khác của Trung Quốc cũng dần tiếp nối Thâm Quyến. Đây được xem là bước ngoặt dẫn đầu xu thế toàn cầu, song song đó là hướng đến mục tiêu chuyển đổi toàn bộ hệ thống xe buýt điện trước năm 2025.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), điện khí hoá là một trong những chiến lược quan trọng để đạt được mục tiêu khí thải carbon bằng 0 vào năm 2050. Trong đó, việc loại bỏ carbon khỏi hoạt động lưu thông của xe buýt chiếm khoảng 5% tổng lượng cắt giảm khí thải tích lũy trong ngành giao thông vận tải.

 

Cho tới hiện tại, Trung Quốc chiếm hơn 90% số lượng xe buýt và xe tải điện trên thế giới, theo thống kê từ Hội đồng Quốc tế và Giao thông sạch (ICCT). Tuy nhiên để đạt được vị thế này, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã mất nhiều năm để lên kế hoạch và triển khai cơ sở hạ tầng quy mô lớn. Theo giới chuyên môn, tài chính, hoạch định kế hoạch, thiếu trình độ và khả năng trang bị cơ sở hạ tầng cho các thành phố là những khó khăn đã ngăn cản các nước khác có thể làm được những điều như Trung Quốc đã và đang làm.

Việc chuyển đổi sang sử dụng xe buýt điện ở thành phố Thẩm Quyến khiến những lao động trong ngành vận hành hệ thống giao thông công cộng thoải mái hơn khi lái xe, đồng thời cũng tốt hơn cho môi trường và không gây ra nhiều tiếng ồn.

“Lúc mới đầu, chúng tôi phải xử lý vấn đề từng bước một. Nhưng giờ đây có thể nói chúng tôi gần như đã quen thuộc với việc vận hành xe buýt điện về mặt kỹ thuật để đạt được hiệu suất gần như hệ thống xe buýt chạy bằng dầu diesel trước đây”, ông Ethan Ma, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xe buýt Thẩm Quyến, cho biết.

Thật vậy, xe buýt điện mang đến những lợi ích rõ ràng. Đối với các thành phố lớn, những tuyến đường có 4-5 làn, việc sử dụng xe điện giúp giảm tiếng ồn giao thông và khí thải đáng kể. Khói bụi và mùi dầu từ xe buýt diesel từng gây khó chịu trên đường được khắc phục đáng kể từ khi chính phủ Trung Quốc triển khai kế hoạch đưa xe buýt điện vào hoạt động.

Một nghiên cứu của World Bank đã chỉ ra khí thải từ xe buýt điện ở Thẩm Quyến chỉ bằng 52% so với xe buýt diesel. Phát hiện này dựa trên thực thế là điện lưới địa phương sản xuất ở thành phố Trung Quốc có khoảng 50% được sản xuất từ than đá. Theo đó, các nhà nghiên cứu kết luận việc chuyển đổi sang xe buýt điện sẽ giúp tiết kiệm 194.000 tấn CO2 mỗi năm.

Hơn 70% mạng lưới xe buýt trên cả nước sẽ điện khí hoá vào năm 2030. Ảnh: The Economic Times.
Hơn 70% mạng lưới xe buýt tại Trung Quốc sẽ điện khí hoá vào năm 2030. Ảnh: The Economic Times.

Năm 2021, Trung Quốc cung cấp hơn 90% xe buýt và xe tải điện trên thế giới. IEA trong tháng 9 vừa qua đã cho biết sự tăng trưởng nhanh chóng của xe điện trên toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu về dầu mỏ đang trên đà đạt đỉnh trước năm 2030 và tiếp theo sau đó là than đá.

Ngoài Thẩm Quyến, 10 thành phố khác thuộc tỉnh Quảng Đông hiện nay đều sử dụng hệ thống xe buýt công cộng hoàn toàn bằng điện, điều này tương tự tại thành phố Hàng Châu. Hơn 90% hệ thống xe buýt ở 2 thành phố lớn là Bắc Kinh và Thượng cũng đã chuyển sang dùng điện. Mặc dù ở những thành phố nhỏ, lưới điện kém phát triển, chi phí cơ sở hạ tầng và vấn đề bảo dưỡng vẫn là rào cản đối với quá trình chuyển đổi, nhưng giới chuyên môn dự đoán hơn 70% mạng lưới xe buýt trên cả nước sẽ điện khí hoá vào năm 2030.

Có thể bạn quan tâm:

Nhật chi 13 tỉ USD thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn

Nguồn The Economic Times