Chủ Nhật | 29/04/2012 14:47

Zimbabwe và vấn đề đôla hóa: Không có tiền trả lại

Tháng 1 năm 2009, đất nước này đã cho phát hành tờ tiền mệnh giá 100 tỉ dola Zimbabwe và nó nhanh chóng trở thành giấy lộn.

Khi người Zimbabwe nói rằng họ mong chờ mộtsự đổi thay, thông thường họ ám chỉ sự đổi thay trong nền chính trị. Dù saothì, đất nước này vẫn chưa một lần thay đổi nhà lãnh đạo kể từ năm 1980.

Nhưng thời nay, người Zimbabwe cònphải tiêu tốn khá nhiều thời gian chờ đợi một sự “đổi” khác: đó là đổi tiền.Người ta chờ tiền trả lại ở siêu thị, trên xe bus, tại cửa hàng rau hay ở bấtcứ đâu diễn ra hoạt động giao dịch tiền tệ.

Ông Robson Madzumbara, chủ một quầy bán rauđã mở gần 20 năm tại Zimbabwedãi bày: “Chúng tôi chẳng đủ tiền thừa để trả lại cho khách. Bây giờ việc đổitiền cũng khá là vấn đề ở Zimbabwe”.

Ấy thế mà trong nhiều năm liền, Zimbabwe đãphải đối mặt với mức lạm phát khó tin. Mỗi lần đi siêu thị là người ta phảichuẩn bị cả bọc to tiền mặt. Tháng 1 năm 2009, đất nước này đã cho phát hành tờtiền mệnh giá 100 tỉ dola Zimbabwe và nó nhanh chóng trở thành giấy lộn khithậm chí không mua nổi ổ bánh mỳ (tờ tiền này hiện được rao bán trên trang eBaynhư một thứ tặng phẩm ngộ nghĩnh).Nhưng kể từ khi Zimbabwe sử dụng đồng dola Mỹ nhưlà đơn vị tiền tệ chính thức vào năm 2009, đất nước này lâm vào tình thế bihài. Nếu như trước đó, tiền gần như vô giá trị thì giờ, nó lại mua được quánhiều thứ.

“Nhìn chung với một người Zimbabwe, một dola đã là nhiều tiền lắm.” ôngTony Hawkins, một nhà kinh tế học đến từ đại học Zimbabwe cho hay.

Người Zimbabwe gọi đó là “vấn đề tiềnxu”. Không hẳn đó là vấn đề với đồng-tiền-xu vì thực tế, tiền xu khá nặng vàvận chuyển tiền xu tới Zimbabwesẽ rất tốn kém. Nhưng tại một quốc gia mà hàng triệu người chỉ sống với một hayhai dola Mỹ một ngày, việc thực hiện những giao dịch cho đủ một đồng dola cũnglà vấn đề khá đau đầu.

Mặc dù vậy, tình thế khó khăn phát sinh nàycũng là cả một sự cải thiện tích cực. Các nhà phân tích cho hay, bằng việc sửdụng đồng dola mỹ trong giao dịch, vấn nạn lạm phát tại nước này đã được xóasổ, giúp cứu toàn bộ nền kinh tế Zimbabwe khỏi bờ vực sụp đổ.

Tuy thế, triểnvọng chính trị tương lai của nước này vẫn rất bất ổn kể từ sau cuộc tổng tuyểncử gây tranh cãi năm 2008, dẫn tới sự ra đời một chính phủ bị chia sẻ quyền lựcvà hoạt động bấp bênh. Dù vậy, nền kinh tế nước này vẫn đang phát triển, mặccho xuất phát điểm của nó rất thấp.

Người dân Zimbabwe cũng đã nghĩ ra vô số cáchđể xoay xỏa với vấn đề tiền lẻ này nhưng không có cách nào thật sự triệt để.

Tại siêu thị, việc mua sắm mạnh tay gần như là bắt buộc. Khi giá trị đơn hàngít hơn cả một dola, khách hàng thường sẽ nhận được kẹo, bút hay diêm thay chotiền thừa. Một số cửa hiệu đã bắt đầu đưa vào lưu hành phiếu trả tiền – mộthình thức quy đổi giá trị thay cho tiền mặt tại Zimbabwe.

Song đối với những hàng quán nhỏ bày bánkhoai tây, hành hay chanh tươi cho người nghèo, khách mua không phải ai cũngthanh toán được hóa đơn một dola cho chỉ một lần mua hàng.

Cô Christine Mhalanga 27 tuổi làm hộ lý chomột bệnh viện đã tới mua rau tại hàng của Evelyn Chikandiwa. Cô mua một túikhoai tây và chút hành để làm món hầm và may thay, món hàng của cô vừa vặn mộtdola, bởi nếu thấp hơn, Chikandiwa sẽ chẳng thể kiếm ra xu nào để thối lại chokhách.

“Hôm nay tôi đã phải mua mấy cái kẹp quần áođể đổi ra ít tiền lẻ dù chẳng để làm gì”, cô Mhalanga than thở. “Một dola cũngđã là số tiền quá lớn với tôi và tôi cần tiết kiệm từng xu một”.

Theo thông tin từ Cục dự trữ liên bang Mỹ,hiện có ít nhất năm quốc gia đã công nhận đồng dola Mỹ làm đơn vị tiền tệ chínhthức. Một số nước khác như Zimbabwesử dụng đồng dola Mỹ gần như hoàn toàn song vẫn duy trì đồng tiền quốc gia củamình, mặc dù nó không còn được lưu thông trên thị trường nữa.

Tendai Biti, bộ trưởng tài chính Zimbabwe
Tendai Biti, bộ trưởng tài chính Zimbabwe

Hầu hết các quốc gia sử dụng đồng tiền Mỹ xửlý vấn đề nêu trên bằng việc cho lưu hành tiền xu của nước mình. Ví dụ như Ecuador sử dụngtờ bạc dola là đồng tiền chính thức song cho đúc thêm đồng xu centavo. Chínhphủ cam kết rằng ngườidân hoàn toàncó thể đổi 100 đồng centavo Ecuadorthành một đồng dola Mỹ.

Tuy nhiên, điều này cũng cónghĩa người dân cần có niềm tin tưởng tuyệt đối ở chính quyền, điều mà ở Zimbabwe cònthiếu hụt hơn cả tiền xu. Người dân Zimbabwe nói rằng họ chẳng thiếtđồng tiền do chính phủ nước mình phát hành.

“Tôi sẽ không tiêu bất cứđồng tiền Zimbabwenào”, cô Chikandiwa, chủ cửa hàng rau với toàn bộ vốn liếng tiết kiệm cả đời đitong sau đợt siêu lạm phát, khẳng định chắc nịch. Trước đó, giá trị đồng tiềnnày sụt giảm nhanh đến nỗi giá sữa, thuốc lá, đường và bột thay đổi theo giờ,nếu không muốn nói là theo phút. Giờ đây, Chikandiwa giữ toàn bộ tài sản củamình bằng tiền mặt thay vì gửi những đồng dola quý giá cô vất vả kiếm được vàongân hàng. Nhắc tới chính phủ, cô nói: “Chúng tôi không thể tin tưởng đượcnhững con người đó.”

Nhiều người Zimbabwe còn sửdụng tiền xu của nước láng giềng Nam Phi trong giao dịch. Song việc này cũngđem lại những khó khăn nhất định. Tiền xu Nam Phi - đồng rand – cũng đang trongtình trạng thiếu hụt. Vấn đề càng thêm phức tạp khi đồng rand – cũng như cácloại tiền tệ khác – biến động theo tỉ giá đồng dola, khiến cho việc ổn định giácả hàng hóa càng thêm gian nan.

“Chúng tôi đã kiếm tìm sự giúp đỡ từ Cục dựtrữ liên bang Hoa Kỳ, song tình hình không mấy khả quan”, ông Biti bày tỏ, sựchán nản phảng phất trong giọng nói của ông.

Những nhân viên thu ngân tại siêu thị ở Zimbabwe cũngchán nản y như ông vậy, và họ đành tự tìm cách xoa dịu tình hình khó khăn. Mỗimột nghiệp vụ thực hiện là biết bao sự tính toán phòng xa, thương lượng và căngthẳng. Người mua hàng học cách cộng tổng tiền các món hàng mua thật vừa vặn đểtránh việc thu ngân phải trả họ quá nhiều tiền lẻ. Và trên máy tính tiền, cácvị khách cũng phải đau đầu suy nghĩ xem làm thế nào để bù vào phần lẻ thiếu hụttrên hóa đơn.

Cô Lydia Zhuwawu là nhân viên thu ngân tạisiêu thị Classic ở Harare trong buổi tối muộn đông khách tuần này, và cô phảirất nỗ lực trong việc thuyết phục các vị khách của mình chọn một món hàng nàođó thay thế cho phần tiền thừa cô cần trả.

Một giỏ đầy khoai tây và hành tây có giákhoảng 2,8 đôla Mỹ. Hai vị khách mua hàng đưa cho Zhuwazu tờ 5 dola mà chẳngkèm thêm đồng xu lẻ nào.

“Xin lỗi quý khách, tôi không có tiền lẻ trảlại” Cô Zhuwawu nói, chỉ tay vào hộc đựng tiền. Vị khách hàng đành chọn muathêm một hộp 4 vỉ thuốc đau đâu, có giá 5 cent một vỉ.

Một tình huống khác: một khách hàng mua đồvới hóa đơn 3,9 đôla. Zhuwawu liền gợi ý cho cô khách này mua thêm một cái mởnút chai bằng thép.

“Cái này mà những 10 cent cơ á?” người phụ nữcất lời một cách mỏi mệt. Cuối cùng, cô vẫn đồng ý mua nó.

Với chỉ một lượng nhất địnhtiền dola giấy lưu hành trên thị trường, chúng chẳng mấy mà bị sờn rách, haomòn. Phần nhiều những tờ tiền này thường rất đen và bẩn. Cô Zhuwawu cũng thườngđể ý tới “sự sạch sẽ” của những đồng tiền khách hàng đưa cho cô. Tờ tiền mệnhgiá hai dola, vốn khá hiếm ở Mỹ thì lại xuất hiện rất nhiều ở Zimbabwe.

Một người đàn ông mua ghim dập giấy tại siêu thị của Zhuwawu. Hộp ghim có giá 30 cent mà anh ta thì chỉ có một tờ một đola. Vì chẳng còn tiênf lẻ nên Zhuwawu miễn phí luôn hộp ghim.
Một người đàn ông mua ghim dập giấy tại siêu thị của Zhuwawu. Hộp ghim có giá 30 cent mà anh ta thì chỉ có một tờ một đola. Vì chẳng còn tiênf lẻ nên Zhuwawu miễn phí luôn hộp ghim.

Cô cũng cho biết, hầu hếtngười dân ở đây nhìn nhận vấn đề theo cách khá hài hước. Sau tất cả những gìđất nước Zimbabweđã phải trải qua, chút khó khăn này không phải là chuyện gì quá to tát. Đó chỉđơn thuần là sự đánh đổi.

Một người đàn ông tới siêuthị mua ghim dập giấy. Một hộp ghim có giá 30 cent mà anh ta thì chỉ có một tờmột dola, còn hộc tiền lẻ trả khách của Zhuwawu thì rỗng không.

“Thôi anh cầm luôn đi”, cô nói. “Hômnay là ngày may mắn của anh đấy. Chẳng có gì ở cái nước này được miễn phí nhưthế đâu”.

Nguồn DVT


Sự kiện