Thứ Năm | 16/05/2013 14:04

Yên vẫn được định giá quá cao?

Theo CNBC, Marshall Gittler - người đứng đầu bộ phận chiến lược của Global FX cho rằng yên đang được định giá quá cao và mốc 130 yên/USD là hợp lý.
Sau khi vượt mốc 100 yên/USD, yên tiếp tục tăng. Trong cuộc họp gần đây của nhóm nước G7, các lãnh đạo tài chính đã chấp nhận việc yên giảm là không thể tránh khỏi khi nới lỏng tiền tệ.

G7 cũng cho rằng chính sách tiền tệ của Nhật Bản là không khác so với Mỹ hoặc Anh. Vậy còn lý do gì có thể phản bác?

Hơn nữa, chính sách của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có vẻ bắt đầu có kết quả. Cung tiền tăng, hoạt động cho vay sôi nổi, giá cả tăng cao và thị trường chứng khoán tăng mạnh...

Vấn đề đặt ra là làm thế nào tỷ giá JPY/USD có thể tăng cao như vậy? Giá trị của một tiền tệ được thiết lập bởi ngang giá sức mua (PPP). PPP sẽ cân bằng sức mua của 2 loại tiền tệ khác nhau tại mỗi quốc gia với một giỏ hàng hoá nhất định.

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đưa một mô hình để tính ra PPP. Họ tính toán rằng PPP cho yên/USD là khoảng 106, có nghĩa là yên hiện nay vẫn được định giá cao.

Phương pháp tính PPP của OECD
Phương pháp tính PPP của yên so với USD (theo OECD).

Theo phương pháp này, yên đã được định giá quá cao khoảng 40% kể từ năm 1985 (dao động trong khoảng 1,4% đến 113%). Do đó, không thể phủ nhận việc đồng yên có thể quay lại giá trị thực của nó. Tiền tệ thường dao động trong khoảng trên hoặc dưới mức giá trị theo những nền tảng cơ bản kinh tế và tâm lý thị trường.

Những nền tảng cơ bản đẩy tiền tệ tiến tới giá trị hợp lý theo thời gian nhưng thị trường thường định giá tiền tệ cao hơn so với giá trị bởi các nhà đầu tư vẫn có xu hướng chạy theo số đông.

Trong bất kỳ trường hợp nào, đồng yên đã có những thay đổi đáng kể kể từ khi được định giá quá cao. Nhật Bản thường thặng dư thương mại nhưng hiện nay lại rơi vào tình trạng thâm hụt thương mại trong khi đó thặng dư tài khoản vãng lai quá thấp.

Các chuyên gia dự báo thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản sẽ ổn định trong vài năm tới nhưng cũng không chắc chắn.

Nhật Bản có thặng dư tài khoản vãng lai là vì quốc gia này tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Nhưng thời kỳ này sắp kết thúc. Năm 1991, lượng tiền tiết kiệm đạt mức cao kỷ lục và có vẻ sẽ giảm do tỷ lệ dân số già tăng và chính phủ tiếp tục thâm hụt ngân sách.

Hơn nữa, trong thời gian gần đây, người Nhật Bản bán tháo các tài sản nước ngoài và mang tiền về nước. Tuy nhiên khi người Nhật quen với suy nghĩ đồng yên giảm và lạm phát tăng, có thể họ sẽ chuyển tiền ra nước ngoài nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và chính điều này sẽ làm suy yếu đồng yên.

Nếu trước đây yên được định giá quá cao 40% so với giá trị thực, tại sao yên không được định giá thấp 40% với các điều kiện hiện nay? Đó sẽ là một sự thay đổi hoàn toàn nhưng dù sao trước đây yên/USD đã duy trì một mức định giá sai lầm. Điều này có thể khiến yên/USD tăng lên vùng 140 yên/USD.

Một cách khác để tính PPP là dựa vào khoảng thời gian khi thương mại giữa 2 nước được cân bằng, không bên nào có thâm hụt hay thặng dư lớn và tính theo lãi suất thị trường tại thời điểm đó. Sau đó, sử dụng sự chênh lệch giá cả giữa 2 nước sau này để tính toán tỷ giá hối đoái cần phải có nhằm duy trì thương mại cân bằng.

Phương pháp tính PPP của yên so với USD (dựa trên giá sản xuất)
Phương pháp tính PPP của yên so với USD (dựa trên giá sản xuất).

Với biện pháp này, hiện nay yên bị định giá thấp khoảng 9% so với USD. Trong những năm 2000, yên được định giá thấp khoảng 15% so với USD khi dựa trên phương pháp này trước khi điều chỉnh.

Tuy nhiên, trở lại những năm 1980 và 1990, yên bị đánh giá thấp đến 25% tương đương 120 yên/USD trước khi được điều chỉnh.

Như vậy, với thước đo PPP, yên/USD có thể tăng lên 140 hoặc 120 và 130 yên/USD là mức trung bình hợp lý đối với yên/USD. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự sẽ là 125 yên/USD.

Tuy nhiên, đây chỉ là một cách tính và các chuyên gia có thể sử dụng các mô hình kinh tế phức tạp hơn nhiều để tính toán và đưa ra một đánh giá phù hợp cho cặp tiền tệ yên/USD.

Nguồn CNBC/Dân Việt


Sự kiện