Yên mất giá: Ai thắng ai thua?
Citi ước tính mức lợi nhuận của họ lên đến gần 20% với các khoản đầu tư trái phiếu ở các thị trường phát triễn , trong đó 2/3 lợi nhuận đến từ việc đồng tiền suy yếu so với các đồng tiền khác (USD, euro, bảng Anh). Đối với cổ phiếu, mức lợi nhuận đạt được lên đến 25% , trong đó tỷ lệ đóng góp được chia đều giữa việc đồng yên mất giá và tăng giá từ cổ phiếu.
Như thường lệ, các nhà đầu tư trái phiếu là dễ tổn thương nhất khi đồng tiền mạnh lên. Các nhà đầu tư ở Anh, châu Âu, Australia, và Canada là những người chịu thiệt hại nhiều nhất khi trái phiếu tăng giá. Trong khi đó, các nhà đầu tư Mỹ vẫn kiếm được 3,1% lợi nhuận từ việc đầu tư trái phiếu nước ngoài sau khi trừ đi các khoản lỗ do USD mạnh lên (khoảng 3% ).
Tuy nhiên đối với các đầu tư cổ phiếu ở Anh thì việc mất 5,4% do đồng bảng tăng giá thì không phải là khoản lớn nếu so với việc kiếm được 14% từ thị trường cổ phiếu toàn cầu.
Mặc dù chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh, nhưng đối các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường này lại là những người hối tiếc nhất. Nikkei 225 tăng 23% nhưng nhà đầu tư Mỹ chỉ kiếm được lợi nhuận ròng là 10% , thấp hơn mức tăng 13% của S&P500. Nhà đầu tư châu Âu thì chỉ kiếm 8% so với mức tăng 14% của EuroStoxx50.
Đối với các nhà quản lý quỹ đầu tư toàn cầu thì trường hợp đồng yên sẽ khiến họ phải nhìn nhận lại việc quản trị rủi ro biến động của tiền tệ.
Nguồn Vfpress