Thứ Tư | 04/06/2014 14:30

XXI - Thế kỉ của châu Á

Thế kỉ 21 sẽ là thế kỉ của châu Á. Nhưng đợi dự cảm tốt lành thành hiện thực sẽ là điều sai lầm khi thách thức còn đang ở phía trước.
Những thách thức của một châu Á "đang bắt đầu tươi sáng"

Châu Á là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của toàn cầu trong nhiều thập kỉ qua, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 6% kể từ năm 1990. Nếu xu hướng hiện nay tiếp tục, nền kinh tế châu Á sẽ vượt cả hai nền kinh tế của Mỹ và châu Âu hợp lại trong vòng chưa đầy 2 thập kỉ nữa.

Thế nhưng, "trong khi tương lai của châu Á bắt đầu tươi sáng" thì "thành công của nó lại không được đảm bảo", Changyong Rhee - Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại khu vực châu Á nhận định. Bởi sự thành công đó chủ yếu phụ thuộc vào sự lựa chọn cách kết hợp chính sách một cách chính xác để vừa ngăn chặn những rủi ro và vừa đảm bảo tăng trưởng an toàn.

Khả năng phục hồi và tăng trưởng

Năm 2013 đã chứng kiến nhiều đợt biến động trên thị trường tài chính toàn cầu, làm đảo ngược xu hướng dòng vốn - tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi bao gồm các nước ở châu Á. Tuy nhiên, châu Á vẫn giữ đủ độ linh hoạt trước những rủi ro toàn cầu, ngay cả khi một số nhân tố đệm cho nền kinh tế (như vốn) đã phải trải qua thời kì thoái lui từ các quỹ ngoại. Tuy nhiên ngay sau đó, hành động nhanh chóng được thực hiện để giải quyết các lỗ hổng bắt đầu cho kết quả và động lực tăng trưởng tiếp tục được thiết lập.

Kinh tế châu Á theo dự báo sẽ tăng trưởng 5,5% trong năm 2014 và 5,6% trong năm 2015, qua đó duy trì vị trí dẫn đầu về tỷ lệ tăng trưởng trên toàn cầu. Trong đó, xuất khẩu sẽ phục hồi tại các nền kinh tế phát triển và cầu nội địa trong khu vực châu Á sẽ được hỗ trợ vởi thị trường lao động lành mạnh và tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, với thanh khoản toàn cầu tiếp tục được thắt chặt đến từ việc rút dần gói nới lỏng định lượng lần ba (QE3) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và chương trình cắt giảm ngân sách của Chính phủ Mỹ sẽ khiến cho châu Á phải nâng tỷ lệ lãi suất cao hơn, biến động dòng vốn và giá tài sản. Nhưng nhìn một cách tổng quan, các điều kiện tài chính tổng thể nên tiếp tục được duy trì ở mức có thể hỗ trợ cho nền kinh tế.

Theo quy luật thông thường, việc thắt chặt hơn nữa các điều kiện tài chính toàn cầu sẽ mang đến một mối đe dọa khác. Khi lãi suất trên toàn cầu cao hơn, có thể khiến cho áp lực từ hoạt động vay nợ của các hộ gia đình lẫn doanh nghiệp ở một số quốc gia trong khu vực châu Á trở nên lớn hơn.

Châu Á đang bước vào thế kỉ thịnh vượng của riêng mình trong bối cảnh không ít khó khăn đang chờ phía trước.
Châu Á đang bước vào thế kỉ thịnh vượng của riêng mình
trong bối cảnh không ít khó khăn đang chờ phía trước.

David Dollar (Viện Brookings) đã quan sát sự tái cân bằng của nền kinh tế Trung Quốc - từ đầu tư cho đến tiêu dùng - và đánh giá tác động của những thay đổi đó đến những nền kinh tế phát triển khác trong khu vực. Việc định giá đồng nhân dân tệ, tính linh hoạt trong di chuyển dân cư từ khu vực nông thôn ra thành thị và những nhân tố điều chỉnh khác của các quốc gia mạnh trong khu vực đang ở ra những cơ hội cho các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á, bao gồm gia tăng du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu.

Nếu mọi thứ ở Trung Quốc đều diễn ra chậm lại như dự kiến, thì chắc chắn các nước khác trong khu vực châu Á sẽ phải trả giá. Tại Nhật Bản, rủi ro đặt ra đó là chính sách phục hưng kinh tế của Thủ tưởng Sinzo Abe (Abenomics) có thể mang lại ít hiệu quả hơn dự kiến trong việc thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt nếu tái cấu trúc lực lượng lao động và thị trường sản xuất đạt được kém hơn kì vọng và nếu chính sách kinh tế của Nhật Bản thất bại trong việc làm tăng niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư. Thêm vào đó, những căng thẳng chính trị trong nước và quốc tế có thể trở thành rào cản đối với trao đổi thương mại hoặc làm suy yếu đầu tư và tăng trưởng trong toàn khu vực.

Nếu bất kì rủi ro nào xảy ra trong hiện thực, những động lực khuyến khích phát triển sẽ giảm xuống mức vừa phải hơn là dừng lại hẳn. Nhưng vấn về cấu trúc sâu sắc hơn có thể tạo ra nhiều rào cản khó khăn hơn cho những quốc gia xuyên khắp châu Á khi theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Những thách thức phía trước

Châu Á là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của toàn cầu trong nhiều thập kỉ qua, với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 6% kể từ năm 1990. Nếu xu hướng hiện nay tiếp tục, nền kinh tế châu Á sẽ vượt cả hai nền kinh tế của Mỹ và châu Âu hợp lại trong vòng chưa đầy 2 thập kỉ nữa.

Shikha Jha và Juzhong Zhuang đến từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nghiên cứu vai trò của điều hành (từ Chính phủ) trong sự thịnh vượng của châu Á. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, các nhân tố khác nhau của sự điều hành đóng vai trò trong nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Đặc biệt, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với hai chỉ số liên quan đến sự điều hành của Chính phủ và chất lượng điều hành có mối tương quan mạnh và chặt chẽ hơn tại các quốc gia châu Á so với các châu lục khác trên thế giới. Vì vậy, việc hoàn thiện thể chế và quản lý nhà nước là điều không thể thiếu để châu Á đạt đến những tiềm năng vốn có. Nói cách khác, đây là những quy tắc cần có trên con đường để đi đến đích.

Bên cạnh đó, cả châu Á đang phải đối phó với một khu vực dân số đang lão hóa, trong một xã hội bất bình đẳng và nhiều thách thức khác nữa.

Trong tương lai gần, châu Á sẽ phải đối mặt với một số tổn thương mới và có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng từ biến động trên thị trường toàn cầu.

Và trong trung hạn, tất cả các quốc gia trong châu lục đa dạng như châu Á sẽ phải đối đầu với nhiều thách thức lớn như tình trạng nghèo đói, bẫy thu nhập trung bình hoặc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng mới.

Đơn cử là thách thức đến từ tình trạng nghèo đói. Châu Á hiện là nơi sinh sống của gần 700 triệu người nghèo, chiếm tổng số người nghèo trên thế giới. Có nghĩa, hàng trăm triệu người này hiện có thu nhập dưới 1,25 USD/người/ngày, trong bối cảnh bất bình đẳng thu nhập đang diễn ra ngày càng trầm trọng.

Ngoài ra, các thị trường mới nổi đang đối mặt với nhiệm vụ chuyển mình từ tình trạng của những nền kinh tế có thu nhập trung bình để gia nhập "hàng ngũ" của các nền kinh tế phát triển.

Một số nền kinh tế công nghiệp châu Á đã bắt tay vào quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng mặc dù còn rất khó khăn.

Trong khi một số người nghĩ rằng, thế kỉ 21 sẽ là thế kỉ của châu Á và dĩ nhiên, có những lý do đúng đắn để tin vào dự cảm tốt lành đó. Nhưng chỉ đơn giản là ngồi đợi điều tốt đẹp đến sẽ là điều hoàn toàn sai lầm, bởi "tiềm năng" không có nghĩa là tất yếu sẽ xảy đến.

Hơn bao giờ hết, các quốc gia châu Á đang đứng trước cánh cửa của một tương lai tươi sáng nhưng đồng thời, châu Á cũng sẽ phải vượt lên những rào cản lớn để có thể bước qua cánh cửa vinh quang đó.

Nguồn GAFIN/Theo DVO/Tạp chí Tài chính và Phát triển


Sự kiện