Kimchi được bày bán tại một khu chợ ở Jeonju. Ảnh:Bloomberg.
"Xứ sở kimchi" nhập khẩu kimchi nhiều kỷ lục vì lạm phát
Kimchi là một món ăn rất phổ biến ở Hàn Quốc, vừa là món ăn kèm vừa là nguyên liệu trong các món ăn khác như canh hầm. Nhiều nhà hàng từ lâu đã sử dụng kimchi nhập khẩu, nhưng giá bắp cải và các nguyên liệu khác như ớt đỏ tăng cao gần đây đã buộc họ phải tăng cường sử dụng kimchi nhập khẩu.
Một bà nội trợ 59 tuổi, họ Lee, gần đây đã bắt đầu mua các sản phẩm kimchi sản xuất tại Trung Quốc vì chúng rẻ hơn so với sản phẩm sản xuất trong nước. Bà Lee chia sẻ: "Khi chi phí sinh hoạt tăng lên về mọi mặt, tôi đã tìm cách cắt giảm chi tiêu ở bất kỳ lĩnh vực nào có thể và thực phẩm là một trong số đó. Trước đây, tôi chỉ mua các sản phẩm kimchi sản xuất tại Hàn Quốc. Nhưng vì giá tăng quá cao nên gần đây tôi đã mua hàng Trung Quốc, chúng rẻ hơn nhiều."
Một chủ nhà hàng 35 tuổi, họ Kim, cũng đổi kimchi phục vụ tại cửa hàng của mình được sản xuất từ Hàn Quốc sang Trung Quốc. "Các sản phẩm kim chi sản xuất tại Trung Quốc có giá chỉ bằng 1/5 giá kim chi địa phương. Dù sao thì mọi người cũng không đến nhà hàng của tôi để ăn kim chi, vì vậy tôi quyết định đổi sang hàng Trung Quốc", ông Kim nói.
Công nhân làm việc tại nhà máy Cheongone Organic Kimchi ở Cheongju, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters |
Lạm phát ở Hàn Quốc duy trì ở mức 5% trong tháng 12, cao hơn gấp đôi mục tiêu của ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, lạm phát dự kiến sẽ giảm xuống 3,6% trong năm nay do giá năng lượng giảm.
Trước bối cảnh hiện tại, nhập khẩu kimchi của Hàn Quốc năm 2022 ghi nhận mức cao nhất mọi thời đại với tổng giá trị lên tới 169,4 triệu USD (208,8 tỉ won), tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2021. Theo Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu kimchi năm vừa qua là cao nhất trong 12 năm kể từ 2010, tăng hơn 20% so với năm trước, theo dữ liệu từ Cơ quan Hải quan Hàn Quốc. Về khối lượng, nước này đã nhập khẩu 263.434 tấn kimchi, tăng 9,5% so với năm 2021 nhưng thấp hơn mức 281.187 tấn của năm 2020.
Hàn Quốc đã chi số tiền kỷ lục cho nhập khẩu Kimchi. Ảnh: Bloomberg. |
Các lô hàng chủ yếu đến từ Trung Quốc, nơi giá kimchi có thể thấp bằng 1/5 giá kim chi do Hàn Quốc sản xuất. Bên cạnh đó, để giải quyết khủng hoảng kimchi, Hàn Quốc đang tích cực đầu tư vào các kho lưu trữ bắp cải.
Với diện tích 9.900 mét vuông mỗi kho, các cơ sở lưu trữ này được xây dựng ở các quận nông thôn Goesan và Haenam, cộng lại, sẽ có kích thước tương đương với ba sân bóng đá. Những kho này có thể lưu trữ 10.000 tấn bắp cải và muối chua 50 tấn bắp cải mỗi ngày.
Việc xây dựng, dự kiến sẽ tiêu tốn của người nộp thuế 58 tỉ won (40 triệu USD), sẽ hoàn tất vào năm 2025.
Đối với các nhà sản xuất kimchi địa phương đang gặp khó khăn trong việc mua đủ bắp cải với mức giá cao hiện nay, thì sự can thiệp của chính phủ trong việc lưu trữ nguyên liệu đầu vào và bán ra với mức giá phải chăng vẫn chưa đủ sớm.
Các lô hàng chủ yếu đến từ Trung Quốc, nơi giá kimchi có thể thấp bằng 1/5 giá kim chi do Hàn Quốc sản xuất. Ảnh: Reuters. |
Trong khi sự thay đổi khí hậu trong những năm gần đây khiến nhiệt độ cao hơn và mưa lớn hơn đã gây thiệt hại cho cây bắp cải, làm giảm nguồn cung.
Ông Ahn Ik-jin, Giám đốc Điều hành của nhà sản xuất kimchi Cheongone Organic, cho biết: “Chúng tôi thường mua bắp cải vào tháng 6 rồi cất giữ để sử dụng sau này khi giá bắp cải tăng cao, nhưng năm nay chúng tôi đã hết hàng”.
“Chúng tôi từng sản xuất 15 tấn kimchi mỗi ngày nhưng giờ chúng tôi chỉ sản xuất 10 tấn hoặc ít hơn”, ông nói. Công ty của ông đã phải tăng giá kimchi thêm 2/3 lên 5.000 won (3,5 USD)/kg.
Ngành công nghiệp kimchi của Hàn Quốc đã bị trượt dốc trong một thời gian khá dài. Hàng nhập khẩu của Trung Quốc, thường có giá bằng khoảng 1/5 so với kim chi sản xuất trong nước, đã tăng mạnh trong hai thập kỷ qua, chiếm 40% thị trường nội địa.
Cộng thêm vụ thu hoạch bắp cải yếu trong những năm gần đây và phần lớn ngành công nghiệp này đã sụp đổ. (Mặc dù kim chi có thể được làm từ các nguyên liệu khác, nhưng khoảng 3/4 kim chi thương mại được làm từ bắp cải.)
Theo một nghiên cứu của Korea Rating & Data, năm 2021, gần một nửa trong số hơn 1.000 nhà sản xuất kimchi của Hàn Quốc đã đóng cửa vĩnh viễn hoặc tạm thời hoặc chuyển sang sản xuất các sản phẩm khác.
Các nhà sản xuất kimchi Hàn Quốc đang hy vọng kế hoạch của chính phủ ít nhất sẽ ngăn các nhà sản xuất trong nước tiếp tục mất thị phần.
Có thể bạn quan tâm:
Đông Nam Á "giành" chỗ đứng mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu