Xu hướng “sính ngoại” của các ngân hàng trung ương
Liệu bạn có thể tưởng tượng có 1 ngày một công dân Pháp sẽđược bầu làm Tổng thống Mỹ? Hoặc Thủ tướng Anh là người Nhật? Hay Thủ tướng Đứclà người Mexico? Điều này dường như không khả thi. Mặc dù trên lý thuyết thìkhông có rào cản pháp lý nào nhưng thật khó mà tưởng tượng cử tri của một quốcgia dân chủ sẽ bầu 1 người nước ngoài giữ vị trí lãnh đạo trong Chính phủ củamình.
Tuy nhiên trong vài năm vừa qua, các quốc gia ngày càng cóxu hướng tìm kiếm các cá nhân nước ngoài hoặc người có kinh nghiệm làm việc ởnước ngoài nhiều năm để đảm nhận vị trí được xem là quan trọng số 2 trong đấtnước: Thống đốc Ngân hàng Trung ương. Điều gì đã dẫn đến xu thế này và liệuchúng ta nên vui mừng chào đón hay có các biện pháp ngăn chặn nó?
Trường hợp nổi bật nhất gần đây là việc Stanley Fisher (CựuGiáo sư kinh tế học của MIT và là thầy hướng dẫn luận văn của cựu Chủ tịch FedBen Bernanke) được Tổng thống Obama đề cử giữ chức vụ phó Chủ tịch Fed thay chongười tiền nhiệm Janet Yellen lên giữ chức Chủ tịch. Stanley Fisher là người Mỹnhập cư gốc Phi từng giữ chức Thống đốc Ngân hàng Trung ương Isarel (Bank ofIsarel) từ 2005 đến tận năm ngoái.
Trước đó, vào tháng 7 năm 2013, ông Mark Carney – trước đâytừng là Thống đốc NHTW Canada (Bank of Canada) đã trở thành người nước ngoài đầutiên giữ chức Thống đốc NHTW Anh (Bank of England) trong lịch sử 320 năm của tổchức này.
Tương tự như vậy, Thốngđốc NHTW nổi tiếng của Ireland là Patrick Honohan đã làm việc gần 10 năm ởWorld Bank. Một trong số các phó Thống đốc của ông này là người Thụy Điển và từnglàm việc ở Cơ quan tiền tệ Hong Kong (NHTW của nước này) trong khi phó Thống đốccòn lại là người Pháp.
Xu thế này đánh dấu sự từ bỏ truyền thống bổ nhiệm các vịtrí lãnh đạo của NHTW bằng những người dành phần lớn thời gian sự nghiệp ở đây- truyền thống mà theo thời gian, sẽ khiến các NHTW được điều hành bởi "tưduy tập thể". Dần dần, với việc một hệ tư tưởng hay lối tư duy trở nên"thâm căn cố đế", các nhà hoạch định chính sách tiền tẹ có xu hướng bỏlỡ các cơ hội để thay đổi, củng cố và cải thiện công tác điều hành cơ quan vôcùng quan trọng này - dù là vô tình hay cố ý.
Trong bối cảnh vai trò then chốt của các NHTW trên thế giớiđối với tiến trình phục hồi sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cho thấychính sách tiền tệ cần phải được điều hành một cách linh hoạt và sáng tạo. Đâychính là ưu điểm của việc "đi thuê" thống đốc NHTW từ nước ngoài do họcó thể đưa ra các quan điểm khác nhau về chính sách tiền tệ.
Kinh nghiệm của Fed - được định hình bởi cấu trúc phân quyềnmang tính lịch sử - đã làm nổi rõ lợi ích của quá trình hoạch định chinh sách vớinhiều quan điểm đa dạng. Khi Fed được thành lập cách đây 100 năm, quyền lực vàtrách nhiệm trong lĩnh vực chính sách tiền tệ được phân bổ đều cho 12 ngân hàngdự trữ liên bang khu vực và mỗi ngân hàng dự trữ liên bang này có quyền tự chủkhá cao trong đó nổi bật nhất là việc người đứng đầu của các ngân hàng dự trữkhu vực này được gọi là "Thống đốc" - chức danh được dùng để gọi Thốngđốc các NHTW châu Âu được thành lập trước Fed.
Tuy nhiên sau khi trải qua cuộc Đại suy thoái những năm1930, cơ cấu phân quyền như vậy đã bộc lộ rõ nhược điểm là ngăn cản Fed đề xuấtvà thực hiện chính sách tiền tệ nhất quán. Do đó, chức danh người đứng đầu củacác ngân hàng dự trữ khu vực này bị "giáng chức" xuống "Chủ tịch"- lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ mà việc chuyển chức danh từ"Thống đốc" sang "Chủ tịch" là một sự cắt giảm quyền lực -và kể từ đó quyền lực của Fed được tập trung vào Hội đồng Thống đốc của Fed.
Tuy nhiên, một di sản quan trọng của quá trình phân quyền củaFed là việc mỗi ngân hàng dự trữ địa phương đều duy trì hoạt động của Vụ Nghiêncứu của mình và do đó mỗi ngân hàng có một cách tiếp cận khác nhau trong tranhluận chính sách tiền tệ. Nói cách khác, cấu trúc của Fed tiếp tục tạo điều kiệnvà khuyến khích việc cùng tồn tại các quan điểm khác nhau - điều mà các NHTWkhác còn thiếu trầm trọng.
Chẳng hạn như NHTW Canada: nhiều năm trước đấy, 1 nhân viêncủa 1 trong số các Ngân hàng dự trữ địa phương - đồng thời là bạn học cùng lớptiến sỹ với tôi - đã so sánh sự khác biệt khi trình bày kết quả nghiên cứu củamình tại Hoa Kỳ và Canada. Trong khi các nhà kinh tế thuộc Cục dự trữ liên bangHoa Kỳ đưa ra các quan điểm khác nhau khi tranh luận về chính sách tiền tệ thì nhữngngười đồng cấp của họ ở bên NHTW Canada dường như chỉ có "quan điểm duy nhấtcủa NHTW Canada."
2 nghiên cứu độc lập của NHTW Anh công bố sau cuộc khủng hoảngtài chính toàn cầu cũng cho thấy sự thiếu hụt các quan điểm cũng như tranh luậntrong chính sách tiền tệ tương tự như ở Canada.
Một nghiên cứu đưa ra ý kiến cho rằng cán bộ của NHTW Anh cóxu hướng "chọn lọc" các khuyến cáo của mình nhằm làm vừa lòng cấptrên. Nghiên cứu còn lại kết luận rằng cuộc khủng hoảng đã thể hiện khiếm khuyếtcủa quan điểm đồng thuận và đề xuất phải có cách tiếp cận mới trong đó có nhiềuquan điểm khác nhau.
Có lẽ chính khát vọng thay đổi này là nhân tố thúc đẩy việcMark Carney được bổ nhiệm làm Thống đốc NHTW Anh và quyết định cần đây của ôngnày về việc bổ nhiệm lãnh đạo của NHTW Anh từ bên ngoài.
Hạn chế được "Tư duy tập thể" chính là điều kiệnthen chốt để xây dựng được các chính sách sáng tạo, hiệu quả để đối phó với cácthách thức mới của chính sách tiền tệ. Điều này đòi hỏi quá trình hoạch địnhchính sách linh hoạt và năng động.
Tin tốt là các NHTW có nhiều lựa chọn để làm phong phú cáctranh luận chính sách của mình - kể cả việc không có quy mô, cấu trúc và sựphân bổ địa lý rộng rãi như của Fed. Đối với những NHTW mới bắt đầu làm việcnày, họ có thể thành lập các Ban bao gồm chuyên gia bên ngoài hoặc "đặthàng" chuyên gia bên ngoài tiến hành rà soát chính sách và quá trình hoạchđịnh chính sách một cách thường xuyên. Tuy nhiên việc rà soát này thường chỉ diễnra sau khủng hoảng - và điều này rõ ràng là quá muộn.
Một giải pháp khác là bổ nhiệm Thống đốc NHTW là người ngoàikhông thuộc biên chế của NHTW - thường là người có đủ kinh nghiệm bên ngoài đủđể tránh không bị rơi vào "tư duy tập thể". Hoặc họ có thể thuê 1 Thống đốc NHTW là người nước ngoài.
Nguồn Project Syndicate