Xu hướng hoán đổi tiền tệ tại Đông Á
Phó thủ tướng phụ trách kinh tế Kim Dong-yeon và Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) vừa cho biết đã ký kết Hiệp định hoán đổi tiền tệ với Thụy Sĩ trị giá 1,06 tỷ USD (tương đương 10 tỷCHF, 11.200 tỷ won). Thời hạn hiệp định là ba năm, có thể được kéo dài nếu hai bên nhất trí.
Trước đó, Hàn Quốc đã ký Hiệp định hoán đổi tiền tệ với Canada. Qua việc ký hiệp định với Thụy Sĩ, Hàn Quốc đã có thêm một trụ cột an toàn vững chắc nếu xảy ra khủng hoảng ngoại hối. Hoán đổi tiền tệ là hình thức trao đổi tiền tệ giữa hai quốc gia trong trường hợp khẩn cấp như khủng hoảng tiền tệ, đồng thời đây được xem như một loại tài khoản tiền gửi có thể vay tiền với hạn mức tín dụng giữa hai nước.
Phó Thủ tướng Kim Dong-yeon cho biết Thụy Sĩ được cả ba hãng đánh giá tín nhiệm quốc gia xếp hạng AAA, đồng thời đồng franc Thụy Sĩ là một trong sáu đồng tiền trụ cột. Việc ký Hiệp định hoán đổi tiền tệ với Thụy Sĩ sẽ giúp ổn định nền kinh tế quốc gia Hàn Quốc cũng như ảnh hưởng tích cực đến tín nhiệm quốc gia.
Trong khi đó, Nhật Bản đang tìm cách thiết lập một nền tảng hoán đổi tiền tệ song phương (bilateral currency swap) với các thành viên của ASEAN nhằm phòng ngừa rủi ro thiếu hụt vốn từ một cuộc khủng hoảng tài chính. Tokyo hy vọng nền tảng này sẽ làm cho hệ thống tài chính và tiền tệ của các nước châu Á ổn định hơn. Các cuộc đàm phán đầu tiên sẽ là với Indonesia. Các quốc gia ASEAN thậm chí có thể bán yen để đổi lấy USD, sau đó sử dụng USD để hỗ trợ đồng tiền của nước mình.
Hoán đổi tiền tệ song phương có tác dụng tích cực đối với trao đổi thương mại nói riêng và hợp tác kinh tế nói chung. Theo Bloomberg, sự bất ổn của đồng USD khiến các nền kinh tế tại châu Á đang tích cực dự trữ ngoại hối. Ấ Độ vừa đạt con số kỷ lục về dự trự ngoại tệ, lên tới 400 tỉ USD. Kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới Trung Quốc tăng 20,7 tỷ USD trong tháng cuối của năm 2017, đạt mức 3,14 nghìn tỷ USD. Cả năm, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng thêm được 129 tỷ USD. Khắp châu Á, dự trữ ngoại hối cũng đạt những con số kỷ lục chưa từng có.
Tuy nhiên, điều kiện đồng hành của chính sách hoán đổi ngoại tệ không thể thiếu là quan hệ chính trị song phương phải thật sự tốt đẹp và tin cậy, quy mô nền kinh tế của hai nước không quá chênh lệch, cán cân thương mại và thanh toán song phương không quá nghiêng về một bên và mức độ hoán đổi tiền tệ không phải vô hạn.
Nhằm vào cả nhiều lợi ích chính trị và chiến lược khác nữa mà nhiều quốc gia tìm cách mở rộng phạm vi sử dụng đồng bản tệ và giảm dần mức độ sử dụng các đồng ngoại tệ khác. Đặc biệt, tiền tệ trở thành đối tượng bị chính trị hoá và trở thành vũ khí chính trị của quốc gia hay tổ chức sở hữu đồng tiền ấy. Trong xu hướng này, Trung Quốc với đồng Nhân dân tệ thông qua hợp tác tiền tệ quốc tế, đặc biệt hoán đổi tiền tệ song phương, trong các thể chế tài chính, ngân hàng mới được thành lập như ngân hàng chung của nhóm BRICS, Ngân hàng Phát triển cơ sở hạ tầng châu Á...
Từ nhiều năm qua, Trung Quốc phát triển hệ thống thanh toán xuyên biên giới bằng nhân dân tệ có tên China International Payments System (CIPS) để mở rộng việc sử dụng nội tệ trong thanh toán quốc tế. Một số ngân hàng Nga đã tham gia CIPS. Năm 2014, ngân hàng trung ương Nga, Trung Quốc từng ký hợp đồng hoán đổi tiền tệ là rúp Nga và nhân dân tệ trị giá 25 tỉ USD, nhằm thúc đẩy thương mại bằng nội tệ quốc gia, giảm phụ thuộc vào EUR, USD. Ngân hàng lớn nhất Nga là Sberbank trở thành nhà băng đầu tiên phát hành bảo đảm tín dụng bằng nhân dân tệ.
Thương mại giữa Moscow và Bắc Kinh đặt mục tiêu thúc đẩy lên 80 tỉ USD đến năm 2018 và 200 tỉ USD đến năm 2020.
Mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết Trung Quốc và Thái Lan đã quyết định tiếp tục ký kết thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương. Thỏa thuận trên cho phép PBoC và Ngân hàng trung ương Thái Lan (BOT) hoán đổi 70 tỷ NDT (khoảng 10,8 tỷ USD) thành 370 tỷ baht. Quyết định này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại và đầu tư, đồng thời giúp thúc đẩy cả hai nền kinh tế.