Ảnh: shutterstock.
Xếp hạng các quốc gia trên thế giới khi so sánh theo các chỉ số
Top 10 quốc gia có GDP cao nhất thế giới
Năm 2021, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần 23 nghìn tỉ USD, Hoa Kỳ là quốc gia có sản lượng kinh tế lớn nhất trên thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc hiện đang đứng thứ hai trong danh sách. Tuy nhiên, một số dự đoán cho rằng có thể GDP Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào đầu năm 2030.
Ở bảng xếp hạng này, các thứ hạng nghiêng phần nhiều hơn các quốc gia phương Tây. Châu Phi, Nam Mỹ và châu Á chỉ chiếm một phần nhỏ.
Top 10 quốc gia có dân số đông nhất thế giới
Với 1,4 tỉ dân, Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới và giữ vững vị trí này trong suốt hơn 300 năm qua, nhưng trong tương lai có thể sẽ có sự thay đổi.
Theo triển vọng dân số mới nhất của Liên Hợp Quốc, dân số Ấn Độ dự kiến sẽ vượt Trung Quốc sớm nhất là vào năm 2023. Tuy nhiên, hậu quả của sự thay đổi thứ hạng giữa hai quốc gia có dân số đông này là gì vẫn chưa được đưa ra một cách chính xác.
Top 10 quốc gia có tỉ lệ dân số già cao nhất thế giới
Trung Quốc hiện đang đứng đầu thế giới về dân số già. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Nhật Bản lại có tỉ lệ dân số già cao hơn Trung Quốc khi tính theo bình quân đầu người.
Theo Cục Tham chiếu Dân số, ở Trung Quốc, dân số già chiếm 12%, trong khi ở Nhật Bản, hơn 28,2% người dân trên 65 tuổi.
Top 10 quốc gia có tỉ lệ dân số thành thị cao nhất thế giới
Trước cuộc Cách mạng Công nghiệp, phần lớn dân số thế giới sống ở các vùng nông thôn. Nhưng đến đầu những năm 1900, quá trình đô thị hóa bắt đầu tăng vọt và hiện nay hơn một nửa dân số thế giới sống ở các thành phố.
Quá trình đô thị hóa của Trung Quốc diễn ra sau khi các cải cách kinh tế của đất nước này bắt đầu vào cuối những năm 1970. Tính đến năm 2021, dân số thành thị của Trung Quốc khoảng 861 triệu người, chiếm 63% tổng dân số.
Top 10 quốc gia có tỉ lệ dân số nông thôn cao nhất thế giới
Nhiều quốc gia ở châu Á và châu Phi có thứ hạng cao khi nói đến tỉ lệ dân số nông thôn hiện nay. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn là quốc gia có tỉ lệ dân số nông thôn cao nhất thế giới với khoảng 898 triệu người.
Theo số liệu năm 2021, khoảng 65% dân số Ấn Độ sống ở nông thôn. Đây thực sự là một sự sụt giảm đáng kể so với những năm 1960 với 82% dân số sống ở các vùng nông thôn.
Tuy nhiên, đó vẫn là một mức cao rất nhiều so với các nước phương Tây. Chẳng hạn như chỉ có 17% dân số Hoa Kỳ sống ở vùng nông thôn.
Top 10 quốc gia có diện tích đất lớn nhất thế giới
Nga là quốc gia có diện tích đất lớn nhất thế giới với 16,4 triệu km2, gấp hai lần quốc gia đứng thứ hai bảng xếp hạng - Trung Quốc.
Theo National Geographic, nước Nga rộng đến mức chiếm 1/10 diện tích đất trên Trái đất. Đất nước này có 11 múi giờ khác nhau, cũng như có đường bờ biển trên ba đại dương riêng biệt.
Mặc dù Canada thường được biết đến là quốc gia có diện tích lớn thứ hai thế giới, tuy nhiên 8,9% tổng diện tích của quốc gia này là nước. Về diện tích đất liền thì quốc gia này thấp hơn Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Top 10 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhiên liệu
Hoa Kỳ được xếp hạng là nhà xuất khẩu nhiên liệu hàng đầu thế giới, theo sau là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Theo Viện Dầu khí Hoa Kỳ, ngành dầu khí chiếm khoảng 8% tổng sản lượng kinh tế của Hoa Kỳ (được đánh giá dựa trên GDP).
Cũng dựa trên GDP, các quốc gia thành viên OPEC như Ả Rập Saudi, Venezuela và Iran, hay các đất nước như Na Uy và Nga cũng nhờ việc xuất khẩu năng lượng để đóng góp vào GDP quốc gia.
Top 10 quốc gia đứng đầu thế giới về lượng khí thải CO2
Mặc dù Trung Quốc đứng đầu danh sách với tư cách là quốc gia phát thải carbon lớn nhất thế giới, nhưng điều đáng chú ý là quốc gia này không nằm trong top 10 nếu xét về lượng khí thải dựa trên bình quân đầu người.
Lượng khí thải hàng năm của Trung Quốc là 10,7 tỉ tấn CO₂ chiếm một phần lớn lượng khí thải toàn cầu. Theo ước tính, lượng khí thải của đất nước tỉ dân nhiều hơn gấp đôi nước phát thải lớn thứ hai là Hoa Kỳ.
Có thể bạn quan tâm:
EU áp thuế carbon đối với hàng hoá nhập khẩu
Nguồn Visual Capitalist