Tại nền kinh tế lớn nhất châu Á, Trung Quốc, lĩnh vực sản xuất chiếm gần 1/3 sản lượng kinh tế. Ảnh: CNN.
Xếp hạng các ngành mạnh nhất châu Á
Nhờ quan hệ thương mại ngày càng sâu sắc và khả năng tiếp cận các thị trường khác, các công ty châu Á đã tăng trưởng về sản lượng và sự nổi bật. Nhưng họ nổi trội ở lĩnh vực nào?. Sử dụng dữ liệu từ Viện Toàn cầu McKinsey, đã cho thấy được tỉ trọng của các công ty châu Á trong số 3.000 công ty hàng đầu thế giới, chia theo ngành, doanh thu và tỉ lệ bằng sáng chế.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong số 3.000 công ty hàng đầu trên toàn cầu, các công ty châu Á chiếm ưu thế nhất trong lĩnh vực sản xuất. Cụ thể, thế mạnh của khu vực là ở các ngành như điện tử tiêu dùng, điện tử công nghiệp, xe điện và chất bán dẫn.
Đối với nhiều nước châu Á, sản xuất là trụ cột của nền kinh tế. Tại nền kinh tế lớn nhất châu Á, Trung Quốc, lĩnh vực sản xuất chiếm gần 1/3 sản lượng kinh tế. Tại nền kinh tế lớn thứ 13 châu Á, Việt Nam chiếm gần 1/4 tổng sản phẩm quốc nội.
Tuy nhiên, sản xuất không phải là tất cả những gì châu Á được biết đến nữa. Dưới đây là danh sách đầy đủ thị phần của các công ty hàng đầu châu Á trong các ngành công nghiệp khác nhau:
Một ngành công nghiệp đang phát triển nhanh khác mà các công ty châu Á đang phát triển mạnh là lĩnh vực dịch vụ internet tiêu dùng. Châu Á là nơi có một nửa số người dùng internet trên thế giới, điều này đang thúc đẩy sự đổi mới trong ngành dịch vụ trực tuyến của khu vực.
Và mặc dù châu Á chỉ là nơi có 22% công ty thương mại điện tử nằm trong Top 3.000, nhưng những công ty này lại chiếm tới 50% số bằng sáng chế được cấp.
Châu Á tất nhiên là một nơi rộng lớn và vì lý do này McKinsey chia khu vực châu Á - Thái Bình Dương thành 5 “châu Á” riêng biệt để có cái nhìn chi tiết hơn. Phần lớn, họ sử dụng các nhóm quốc gia của Liên Hiệp Quốc ở đây, mặc dù McKinsey lưu ý rằng, loại trừ các khu vực Tây Á (tức là Trung Đông) do có sự khác biệt với các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương khác:
-
Châu Á tiên tiến: GDP bình quân đầu người cao, đô thị hóa và kết nối. Bao gồm Úc, New Zealand, Nhật, Hàn Quốc và Singapore.
-
Trung Quốc: 18% GDP và dân số toàn cầu.
-
Châu Á mới nổi: Đông Nam Á, kết nối khu vực và thương mại mạnh mẽ, bao gồm Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và các quốc gia khác.
-
Ấn Độ: 18% dân số toàn cầu nhưng chỉ chiếm 3% GDP toàn cầu.
Biên giới châu Á: Bao gồm Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và các quốc gia khác.
McKinsey lưu ý rằng khu vực này hội nhập về kinh tế - không có sự quản lý chính trị chính thức và mặc dù đôi khi có mâu thuẫn với nhau về mặt lãnh thổ với 59% thương mại châu Á được thực hiện với các nước châu Á khác.
Có thể bạn quan tâm:
Năm 2022 giá trị nhập khẩu toàn cầu đã tăng lên 25.600 tỉ USD
Điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế Mỹ vào năm 2024?
Nguồn Visualcapitalist