Thứ Sáu | 08/11/2013 21:15

Xem phim Mỹ ở Paris

Cách tiêu khiển khi ở giữa Paris Kinh đô của Ánh sáng.

Một trong những điều tôi yêu ở Parislà tới các rạp chiếu phim. Hàng năm tôi vẫn đến đây 4 tuần mùa hè, dạy một lớpviết văn. Tôi thường đi một mình. Những tối cô đơn không có bạn ăn cùng tôi vẫn dạobước khuya xuống các con phố phim ảnh, tìm người bầu bạn trong rạp.

Thật ngược đời. Giống như hầu hếtngười Mỹ tôi biết tới thành phố này qua nhiều bộ phim –. Nhưng chính ở đây tôi lại nhận được kiếnthức đầy đủ về phim Mỹ. Điều khiến tôi cảm thấy như ở nhà, như một dân Paris, làdạo bước từ căn hộ ở Marais sang các ngôi nhà được phục chế bên Tả Ngạn (SôngSeine – ND). Bởi vì rằng, Paris không chỉ là thành phố lên phim nhiều nhất,trên 800 phim Hollywood theo như một nguồn nói. Nó còn là thành phố mê phimnhất thế giới: nơi khai sinh của tạp chíđiện ảnh Cahiers du Cinema, phong trào phim Làn sóng Mới Pháp, địa điểm rạpphim Cinematheque Francaise nổi tiếng, là thánh địa của các rạp hát cống hiếncho phim kinh điển và nghệ thuật. Hè này có một loạt phim đen trắng -noir- , một cáinhìn lại về John Cassavetes và lễ hội cho Jerry Lewis.

Hơn tá rạp hát tôi yêu nhất nằm gọntrong những con phố nhỏ uốn mình cạnh bờ Seine, nơi một chút tĩnh lặng đột ngộtkhiến bạn cảm thấy phố cổ hiện lại. Bề ngoài không hứa hẹn lắm. Cửa hiệu nhỏvới quầy kính và một sảnh bình thường, đôi khi hơi bẩn, dẫn vào phòng chiếu.Nội thất trong đó khác hẳn: ghế đỏ sang trọng, trang trí hoa Art Deco làm đèn.Màn hình tử tế, còn lớn hơn bạn tưởng. Rèm kiểu cổ, nặng nề kéo ra.

Một trong những bộ phim đầu tiên tôixem là phim đen trắng – noir- thời 1946, , diễn viên chính Robert Mitchum và Laraine Day. Chú rể sắp cưới đượcnghe một câu chuyện rối rắm mô tả cô dâu của mình quỷ quái và điên khùng. Tôitới rạp Action Christine vẫn còn chút u sầu khi mới từ xa đến, thứ cảm giác đặctrưng bạn sẽ không đổi nó lấy bất kỳ thứ gì, nó khiến hiện thực như đậm néthơn. Lúc đó tôi đứng lại ăn cây kem, mắt xem người tung hứng lửa giữa đám đôngbên bờ sông. Rồi tôi ngoặt vào con phố nhỏ dẫn tới rạp.

Action Christine có thể là rạp nổitiếng nhất trong số các nhà hát cũ ở Tả Ngạn sông Seine. Nó chỉ lệch với phốRue des Grands Augustins nơi Picasso sống và làm việc trong suốt và sau Thếchiến 2. Hè này lịch chiếu của nó nổi bật có các phim Jerry Lewis. Tôi chưa xemphim nào, nên một buổi chiều nắng gắt tôi đến với(1963) mà người Pháp gọi là , phóng tác từtruyện ngắn của Robert Louis Stevenson. Tò mò vớinỗi ám ảnh rất Pháp dành cho các bộ phim Jerry Lewis, tôi xếp hàng mua vé giữanắng gắt tháng Bảy, hy vọng được học hỏi thêm.

Các đoạn hài khiến tôi cười sặc. Haylà tôi cười cùng khán giả? Người Pháp ngồi đó đều phá lên cười. Một cô nươngmảnh mai còn khịt mũi với cảnh ngài Love lịch lãm biến hình lại thành ông Jerrynói the thé.

Cách đó mười khối nhà là rạp phimnơi tôi xem (1957) một sáng thứ Hai nóng bức bối. Trong bóng tốivới máy điều hòa tôi ngồi xem Audrey Hepburn và Fred Astaire ngao du những cảnhquan Paris nổi tiếng, mừng là mình ngồi đây chứ không đi ngoài nắng. Cuối phốđó là nhà hát tôi đã chạy vội tới xem một phim của Clint Eastwood, (1968) với các bạn sau một bữa tối soufflé và trángmiệng cũng, đúng vậy, soufflés. No đẫy, tôi ngủ quên qua nửa phim, chỉ tỉnh dậykhi Eastwood vật lộn trong cảnh rượt đuổi trong Nhà Tu.

Với các rạp hát chiếu lại phim cũ, phimbắt đầu muộn và không cần mào đầu. Đèn tắt, màn hình nhấp nháy và nếu ai mà nóithì một bà Pháp có thể gõ lên đầu bạn đau điếng. Rồi bạn chìm vào hình ảnh vàâm thanh, những giọng nói ấm áp, tiếng phim xè xè vẳng ra từ dàn máy. NhưHemingway từng nhận xét, Paris là một thành phố cổ xưa, và thậm chí quang cảnhphim từ 1946 vẫn có thể – nhìn vẫn đương thời: một phần tạibầu không khí lịch lãm. Nhưng bản thân phim thì không được thế. Phong trào bảodưỡng phim bắt nguồn từ Mỹ rõ ràng là vẫn chưa đến với Kinh Kỳ Ánh Sáng: nhữngbộ phim quảng cáo là “đã phục hồi” vẫn bị mất màu và xước hình.

Bạn có thể nghĩ là đến thăm Paris màxem phim Mỹ cổ thì lãng phí quá! Khi du lịch, bạn tìm kiếm, như ElizabethBishop từng nói, “ngắm mặt trời ở nơi khác”. Thế giới đến với bạn qua các khunghình đậm nét: Trăng cực đại lặn thấp trên mặt sông Seine. Khung sắt của PontNeuf phủ đầy những ổ khóa tượng trưng cho tình yêu đích thực. Đồ tể nổi lửanướng gà.

Nhưng phim ảnh mời bạn ngắm thế giớiqua con mắt mới mẻ. Chúng ta nhìn rõ hơn trong một rạp tối. Giá ta trả cho đixa là nỗi nhớ nhà trộn với niềm lo lắng không đủ thời gian thăm mọi thứ. Đến rạp hát làcách của tôi để có được tất, trong chốc lát. Tôi vừa đi xa nhưng cũng vừa ởnhà, trong một thế giới nhỏ chỉ hơi lạ lẫm một chút khi trên màn hình chạy mấychữ vàng khi phim quay tới khung cuối cùng:

Nguồn The Atlantic


Sự kiện