Xe hơi "made in Australia" và sự suy tàn của một ngành công nghiệp
Những biểu tượng ra đi
Vừa tháng trước, chính xác là hôm 10/2 vừa rồi,Toyota, nhà sản xuất ô tô cuối cùng của Úc đã đưa ra thông báo sẽ chính thứcđóng cửa nhà máy ô tô của mình vào năm 2017. Điều đáng nói là Toyota là taychơi cuối cùng của đội ngũ những nhà sản xuất ô tô ở Australia như Ford,Holden. Thông báo này đãđặt dấu chấm hết cho ngành xe hơi của Australia. Như vậy, Australia sẽ cùng với Ả Rập Xê Út trở thành haiquốc gia duy nhất trong G20 không có một ngành công nghiệp xe hơi của riêngmình.
TrướcToyota, hai hãng sản xuất xe hơi khác là Ford và Holden cũng đã tuyên bố sẽđóng cửa nhà máy tại Australia vào năm 2016, 2017. Ước tính, khoảng 39.000 laođộng Australia sẽ mất việc làm khi các nhà máy này đóng cửa hoàn toàn.
Ngành công nghiệp xe hơi Australia ra đời năm 1948, vớihãng xe đầu tiên là Holden. Khi chiếc Holden FX đầu tiên lăn bánh khỏi dây chuyềnsản xuất vào năm 1948, nó đã được chào đón với cả một niềm phấn khích như mộtbiểu tượng thích hợp cho một quốc gia non trẻ đang tiến vào trong những nền kinh tế pháttriển. Bằng chứng cho sự nhiệt tình này là 18.000 người đã đặt mua một thứ màthậm chí nhiều người trong số đó còn chưa nhìn thấy nó.
Bỏ qua tất cả những sự đổ lỗi mang động cơ chính trị,thì có một thực tế buộc phải chấp nhận rằng tất cả mọi thứ đã quay lưng lại vớingành công nghiệp xe hơi của Australia
Theo cả hai hãng Ford và Holden, chi phí sản xuất tại Australiacao gấp 4 lần tại các nước châu Á và thập chí gấp đôi ở cả châu Âu. Xe sản xuấttại Australia có giá cao hơn nhiều so với các xe sản xuất tại các nước lánggiềng châu Á, nơi nhân công rẻ, đồng tiền giá trị thấp.
Hơn thế nữa, xe sản xuất tạiAustralia không thể cạnh tranh với các xe nhập khẩu khi mà thuế suất chỉ 5%,thậm chí thấp hơn do các hiệp định thương mại song phương và khu vực.
Câu chuyện của ngành công nghiệp xehơi của Australia có thể sẽ là một ví dụ về cách mà một nền công nghiệp của mộtquốc gia tàn lụi vì sự suy giảm sức cạnh tranh mà không có cách gì chống lại.
Ngành công nghiệp với quy mô nhỏMột thập kỷ trước, Australia sản xuất được 400.000 xe/năm,đến năm 2013 con số này chỉ còn hơn 200.000 xe. So với sản lượng hơn 16 triệuxe tại Mỹ hay 10 triệu xe tại Nhật Bản năm ngoái, thị trường Australia đượcđánh giá là nhỏ trên quy mô toàn cầu.
Hiện chỉ có 3 nhà sản xuất ô tô tại Australia là Ford, General Motors Holden(Holden) và Toyota. Có 6 mẫu xe du lịch đang được ba hãng trên sản xuất tại cácnhà máy đặt ở hai bang Victoria và South Australia.
Nhà máy sản xuất ô tô lớn nhất tại Australia, của Toyota cũng chỉ cho ra lò100.000 xe mỗi năm. Trong khi các nghiên cứu cho thấy các nhà máy sản xuất xehàng loạt cần phải xuất xưởng ít nhất 200.000 xe/năm thì mới có hy vọng có giácạnh tranh.
Các nhà cung cấp phụ tùng tại quốc gia này hầu hết đều cóhợp đồng với cả ba thương hiệu lớn còn hoạt động. Trong chuỗi cung ứng củaAustralia có khoảng 160 doanh nghiệp chuyên thiết kế, sản xuất, lắp ráp... linhkiện, phụ tùng xe hơi.
Thiếu quy mô hoạt động làm cho các hãng xe phảiphụ thuộc vào các nhà cung cấp địa phương. Trong khi bản thân các nhà cung cấpnày cũng có quy mô nhỏ nên giá thành các bộ phận cũng trở nên rất đắt. Cùng vớiviệc chi phí nhân công tăng cao, kết quả là như đã nói ở trên, chi phí sản xuấtở Úc cao gấp 4 lần châu Á và thậm chí gấp đôi châu Âu. Đó là một bản án tử hìnhtrong một thị trường toàn cầu với rất nhiều công suất dự phòng, thậm chí cònchưa cần tính đến gánh nặng của đồng đô la Úc mạnh nhờ vào xuất khẩu hàng hóa.
Căn bệnh Hà Lan
Sự bùng nổ công nghiệp khai khoáng những năm đầu thế kỷ nàyđã tạo ra dòng thu nhập rất lớn từ việc xuất khẩu khoáng sản và nguyên liệu thô.Giới chuyên môn gọi đây là căn bệnh Hà Lan, thuật ngữ chỉ hiện tượng khu vựcsản xuất của một quốc gia bị mất đi tính cạnh tranh khi thu nhập của nền kinhtế có quá nhiều từ xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô.
Giá nhân công cao là hệ quả đầu tiên, khi ngành công nghiệpkhai khoáng tăng trưởng nóng đã đẩy mức lương lên rất cao để thu hút nguồn nhânlực, buộc các ngành khác phải tăng lương theo để giữ chân lao động. Ngành côngnghiệp khai khoáng tạo ra một mức sàn lương và điều kiện làm việc khiến cácngành sản xuất khác không thể theo kịp. Công nghiệp ô tô Australia từ đó tới nayphải "gồng mình" trả chi phí nhân công cao thứ hai thế giới, chỉ sauĐức.
Chi phí lao động theo giờ trong ngành công nghiệp ô tô tại một số quốc gia năm 2012(Đơn vị: USD/giờ)
Hơn thế nữa, xe sản xuất tại Australia không thể cạnh tranh với các xe nhập khẩu khi mà thuế suất chỉ 5%, thậm chí thấp hơn do các hiệp định thương mại song phương và khu vực.
Một quyết định dũng cảm
Trong nhiều thập kỷ, chính phủ Australia đã duy trì thái độ "mắt nhắm, mắt mở" với những vấn đề nội tại của nền công nghiệp ô tô, một báo cáo gần đây của Ủy ban Năng suất của chính phủ Australia tiết lộ. Tới tháng 9 năm ngoái, khi chính phủ bảo thủ lên nắm quyền, Thủ tướng Tony Abott đã thẳng thắn tuyên bố rằng sẽ không hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn, từ chối trợ cấp thêm cho Holden.
Sinh ra trong giai đoạn chịu tác động của nỗi sợ hãi chiếntranh và niềm khát khao thịnh vượng diễn ra sau đó, sự thật là ngành côngnghiệp ô tô xứ sở Kangaroo đã suy yếu dần từ giữa những năm 1980, tồn tại đượcđến giờ là nhờ có được sự hỗ trợ từ chính phủ. Ba nhà sản xuất ô tô lớn nhấttại Australia đã mất hơn 1,5 tỷ USD từ thị trường trong nước mười năm qua, dùnhận từ nguồn vốn chính phủ gấp hơn 2 lần con số đó trong cùng kỳ.
Thực ra việc mất đi ngành công nghiệp sản xuất xe hơi chỉ làmột phần nhỏ không có lợi nhuận của một ngành mà sản xuất đang bị thu hẹp trongmột nền kinh tế bị chi phối bởi dịch vụ và nguồn lực. Có lẽ thiệt hại lớn nhấtgây ra cho nước Úc chỉ là sự tự ái bị tổn thương, khi trở thành một thành viên của G20 không có công nghiệp ô tô của mình.
Khi mà quy mô thị trường không đủ lớn, chi phísản xuất trong nước không ngừng tăng thì doanh nghiệp chẳng còn cách nào kháclà đóng cửa nhà máy và nhập xe giá rẻ về bán. "Cái chết" có lẽ làđiều khó tránh cho ngành công nghiệp ô tô tại quốc gia này.
Nguồn Dân Việt