Ngoài vấn đề kinh tế, Qatar cũng đang phải vật lộn để tạo dựng uy tín mà các thành phố đăng cai cần để thu hút du khách. Ảnh: The Economist.

 
Hân Nguyễn Thứ Năm | 24/11/2022 14:03

World Cup có phải là sự lãng phí "khổng lồ" về tiền bạc?

Các nước chủ nhà đang ngày càng thận trọng hơn.

Khó ai có thể nói rằng Quatar “dè sẻn”, nhất là những người hâm mộ bóng đá, khi mà quốc gia Ả Rập này đã mạnh tay chi 300 tỉ USD đầu tư cho sự kiện kể từ lúc nhận quyền đăng cai tổ chức World Cup từ 12 năm trước. Điều duy nhất mà Quatar mong mỏi chính là giải đấu sẽ mang lại 17 tỉ USD cho nền kinh tế của họ.

Phần lớn chi tiêu của nước chủ nhà là dành để xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm một hệ thống tàu điện ngầm mới, phục vụ 1,5 triệu du khách dự kiến sẽ đến tham dự mùa giải. Ban tổ chức nhấn mạnh rằng tất cả các công trình vẫn sẽ có mục đích sử dụng ngay cả sau khi mùa giải kết thúc. Và điều đó nên trở thành sự thật, bởi phần lớn các khoản đầu tư, đặc biệt là các sự kiện thể thao với quy mô hoành tráng, sẽ không mang lại nhiều giá trị. 

Nguồn: Martin Müller và cộng sự.
Nguồn: Martin Müller và cộng sự.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Lausanne, từ năm 1964 đến 2018, 31 trong số 36 sự kiện lớn (chẳng hạn như World Cup hoặc Thế vận hội mùa hè và mùa đông) đã mang lại những tổn thất nặng nề. Trong số 14 kỳ World Cup được phân tích, chỉ có một kỳ sinh lãi: Nga năm 2018 đã tạo ra thặng dư 235 triệu USD, nhờ bản quyền phát sóng. Tuy nhiên, giải đấu chỉ thu được 4,6% lợi tức đầu tư. 

 

Trong khi hầu hết các chi phí tổ chức do nước chủ nhà chi trả, thì FIFA, cơ quan quản lý của môn thể thao này, chỉ đài thọ các chi phí hoạt động. Nhưng đơn vị này lại hưởng phần lớn doanh thu từ các khâu: bán vé, tài trợ và quyền phát sóng. Ví dụ, World Cup gần đây nhất đã mang lại cho FIFA 5,4 tỉ USD, một phần trong số đó sau đó được chuyển cho các đội tuyển quốc gia.

Một số dự án cơ sở hạ tầng giúp các nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn trong dài hạn. Nhưng nhiều sân vận động tốn kém cuối cùng không được sử dụng và các sự kiện hiếm khi thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các khu vực xung quanh.

Cư dân của các thành phố chủ nhà đã bắt đầu đặt câu hỏi về lợi ích của việc chính phủ chi hàng tỉ USD cho các sự kiện thể thao lớn. Kết quả là, có ít quốc gia tình nguyện làm nước chủ nhà hơn. Đã có bảy thành phố đấu thầu đăng cai Thế vận hội mùa hè năm 2016; nhưng chỉ có hai đơn vị ứng cử cho năm 2024.

Những khoản chi khổng lồ như thế này còn quá mới mẻ đối với thế giới thể thao. Vào mùa giải World Cup năm 1966, có 16 đội tuyển tham gia và mỗi cầu thủ được trả khoảng 200.000 USD (theo giá năm 2018). Còn năm 2018, con số đó đã tăng lên 7 triệu USD. Chi phí còn bị đội lên thêm bởi việc xây dựng thêm nhiều sân vận động mới cho mỗi giải đấu. Bảy trong số tám sân vận động ở Quatar là được xây mới hoàn toàn; vào năm 1966, nước sở tại sự kiện World Cup khi đó, Anh, đã không xây thêm sân vận động nào.

Ngoài vấn đề kinh tế, Qatar cũng đang phải vật lộn để tạo dựng uy tín mà các thành phố đăng cai cần để thu hút du khách. Theo một phân tích, 2/3 tin tức trước thềm World Cup trên các phương tiện truyền thông Anh là chỉ trích. Người hâm mộ cũng có phần bất bình với lệnh cấm rượu bia đột ngột tại các sân vận động. Như những bữa tiệc, đôi khi việc tổ chức không chỉ đơn giản chỉ tổ chức là đủ.

Có thể bạn quan tâm:

 Bốn xu hướng định hình thế giới trong thời gian tới

Nguồn The Economist