World Bank: Tăng trưởng kinh tế không đủ để chấm dứt tình trạng nghèo đói
Ngân hàng thế giới (WB) kêu gọi các nước đang phát triển gây quỹ cho cácchương trình an sinh xã hội để nâng thu nhập của những người nghèo nhất, kếtthúc sự phụ thuộc vào tăng trưởng để kết thúc tình trạng nghèo đói.
Trong báo cáo của mình, WB cho biết, mặc dù tăng trưởng kinh tế vẫn đóng vaitrò quan trọng trong việc giảm nghèo đói nhưng vẫn có những giới hạn nhất định.
Theo WB, các nguồn lực này có thể được phân phối thông qua quá trình tăngtrưởng bằng cách đẩy mạnh hơn nữa tăngtrưởng toàn diện hoặc thông qua các chương trình của chính phủ như chuyển giaotiền mặt trực tiếp và có điều kiện.
WB đã chi hàng tỷ USD trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầngvà hệ thống giáo dục của các nước có thu nhập thấp nhằm thúc đẩy tăng trưởng vàgiải quyết tình trạng nghèo đói. Sự hỗ trợ của WB cho các dự án quy mô lớn và tốnkém từ lâu đã vấp phải phản ứng gay gắt từ các tổ chức chống đói nghèo. Các tổchức này tố cáo WB đã ép buộc các quốc gia nghèo phải vay vốn lớn để thực hiệncác giải pháp tốn kém vốn chỉ dành cho phương Tây. Sáng kiến mới nhất của WB đãnhanh chóng bị chỉ trích vì thiếu tính thực tế.
Đầu tuần, tổ chức Oxfam đã phản ứng dữ dội trước bình luận của chủ tịch QuỹTiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde rằng, bất bình đẳng phải là vấn đềtrung tâm của các nhà hoạch định chính sách. Các vấn đề về xã hội và chính trị -hậu quả của tình trạng bất bình đẳng trầm trọng về tài sản và thu nhập – đang bắtđầu gây ra những vấn đề trong kinh tế vàcản trở tăng trưởng.
Max Lawson, trưởng ban chính sách tại Oxfam, cáo buộc WB và IMF đã thúc đẩycác chính sách khiến người dân càng nghèo hơn. Ông cho rằng, đối với ngườinghèo, sự hỗ trợ của ngân hàng trong lĩnhvực giáo dục và y tế tư nhân đã trở thành những món nợ không thể chi trả, buộchọ phải vay tiền hoặc từ bỏ sự hỗ trợ này.
Jim Yong Kim, chủ tịch WB phát biểu: “Tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng đối với công tác xóa đói giảm nghèo và cải thiện mức sống của nhiều người nghèo. Tuy nhiên, ngaycả khi tất cả các nước tăng trưởng ở cùngtốc độ trong20 nămqua, và nếu tình hình phân bố thu nhập không thay đổi, sốngười nghèo trên thếgiới sẽchỉ giảm 10% đến năm 2030, từ mức 17,7% trong năm 2010.
Ông Kim giải thích: “Đơn giản là vì điều này vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải tập trung tăng trưởng toàn diện và hướng đến thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ trực tiếp ngườinghèo nếu muốn kết thúc tìnhtrạng nghèo đói cùngcực. Để làm được như vậy, cần phải giảm số người nghèo nhất –có thu nhập1,25 USD/ngày – 50 triệu người/ năm cho đến năm 2030. Điều này có nghĩa là 1triệu người/tuần sẽ phải tự thoát khỏi tình trạng nghèo đói trong vòng 16 nămtới. Mặc dù đây là mục tiêu cực kỳ khó khăn nhưng tôi tin chúng ta có thể thànhcông”.
Theo WB, danh sách 5 nước đứng đầu về số người nghèo là Ấn Độ (chiếm 33% sốngười nghèo trên toàn thế giới), Trung Quốc (13%), Nigeria (7%), Bangladesh(6%), Congo (5%). Tổng số người nghèo của 5 quốc gia này lên gần 760 triệungười.
Xét về mật độ người nghèo thì Congo (88% dân số sống dưới mức nghèo khổ),Liberia (84%), Burundi (81%), Madagascar (81%), và Zambia (75%) là các nướcđứng đầu thế giới.
Nguồn Gafin/ The Guardian