Thứ Hai | 07/04/2014 14:05

World Bank: Các nền kinh tế Đông Á đang phát triển sẽ tăng trưởng chậm hơn

Khu vực Đông Á đang phát triển sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2014 do vấn đề của Trung Quốc và biến động chính trị ở Thái Lan.

Trong báo cáo cập nhật ngày 7/6 về nền kinh tế khu vực Đông Á và Thái BìnhDương của Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc sẽ tăng trưởng 7,6% trong năm 2014,giảm xuống so với dự báo trong tháng 10 là 7,7%. Trong khi đó, Thái Lan dự báosẽ tăng trưởng 3%, thấp hơn 1,5% điểm so với dự báo. Khu vực Đông Á đang pháttriển dự báo sẽ tăng trưởng 7,1% trong năm 2014, thấp hơn so với dự báo trongtháng 10 là 7,2%.

Tuy nhiên, tăng trưởng của khu vực Đông Á sẽ được củng cố bằng sự phục hồicủa các nền kinh tế có thu nhập cao và phản ứng khá bình tĩnh của thị trườngtrước việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm chương trình nới lỏng địnhlượng. Báo cáo biết, các cải cách cơ cấu là chìa khóa để giảm sự tổn thương vàđẩy mạnh tăng trưởng bền vững trong dài hạn của khu vực Đông Á.

Theo WB, Trung Quốc đã bắt đầu một loạt các cải cách trong tài chính, phươngcách tiếp cận thị trường, tính lưu động của nguồn lao động và chính sách tàichính để tăng cường hiệu quả của tăng trưởng và thúc đẩy nhu cầu trong nước. Saumột thời gian, các biện pháp này sẽ đưa nền kinh tế vào nền tảng ổn định, toàndiện và bền vững hơn. Một số sáng kiến của chính phủ như cải cách thuế và giảmcác rào cản đối với đầu tư tư nhân cũng có thể đẩy mạnh tăng trưởng trong ngắnhạn.

Bert Hofman, chuyên gia kinh tế trưởng tại WB khu vực Đông Á Thái BìnhDương, cho biết, những rủi ro hiện tại bao gồm sự phục hồi chậm hơn so với dựbáo tại các nền kinh tế tiên tiến, lãi suất toàn cầu tăng và giá cả hàng hóa biếnđộng mạnh hơn do căng thẳng địa chính trị leo thang tại Đông Âu.

WB cũng cho rằng, ở Trung Quốc, cải cách thành công có thể mang lại lợi íchrất lớn cho các đối tác thương mại cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, hàng tiêudùng và dịch vụ hiện đại. Ngược lại, ảnh hưởng lan tỏa từ việc tái cân bằng lộnxộn ở Trung Quốc có thể sẽ làm tổn hại đến tăng trưởng toàn cầu và khu vực, đặcbiệt là các nước phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc và nền kinh tế Úc đangchuyển đổi từ đầu tư vào khai thác khoáng sản sang xuất khẩu nguồn tài nguyêncó giá trị cao hơn.

Trong các quý trước đó, nhu cầu trong nước ở Indonesia và Malaysia, đặc biệtlà về đầu tư, đã giảm xuống, phản ánh việc tín dụng bị thắt chặt, chi phí nợtăng lên, quá trình củng cố tài chính mới đang diễn ra, lợi nhuận từ hàng hóagiảm, chi phí nhập khẩu tăng lên do đồng tiền suy yếu.

Trong khi đó, theo WB, ở Thái Lan, sự trì trệ trong hành động và bất ổnchính trị là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái.

WB tổng kết, sự phục hồi của kinh tế toàn cầu vẫn đang đi đúng hướng. Báocáo của WB dự đoán, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2014 và 3.3%trong năm 2015. Tăng trưởng của các nền kinh tế có thu nhập cao tăng lên 2,1%trong năm nay và 2,4% trong năm 2015.

Với sự chuyển đổi của chu kỳ chính sách toàn cầu thì việc duy trì ổn địnhcủa nền kinh tế vĩ mô vẫn còn là vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự.Những tiến triển gần đây đã củng cố tầm quan trọng của việc có một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt để chống lại các cú sốc bên ngoài như đảochiều dòng vốn. Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã bắt đầu giảm xuống nhưng hậu quảcủa các vụ bùng nổ tín dụng trong quá khứ vẫn rất đáng lo ngại, đặc biệt là ởcác nền kinh tế lớn hơn của khu vực Đông Á., bao gồm cả Trung Quốc.

Nguồn Gafin/ Bloomberg


Sự kiện