Internet
Vương quốc Anh có thể gia nhập TPP?
Vương quốc Anh (UK) đã tổ chức các cuộc đàm phán không chính thức về việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bô Xuyên Thái Bình Dương (hay còn gọi là CPTPP), trong một nỗ lực táo bạo nhằm thúc đẩy xuất khẩu thời hậu Brexit.
Đề xuất này có thể biến Vương quốc Anh trở thành thành viên đầu tiên của CPTPP có biên giới không tiếp giáp với Thái Bình Dương hay Biển Đông.
Điều này sẽ giúp khôi phục lại TPP, một sáng kiến quan trọng của chính quyền Tổng thống Barack Obama và hiện đã bị suy yếu sau khi Donald Trump rút khỏi Mỹ vào tháng 1.2017. Và vào tháng 11 vừa qua, tại Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương – APEC, TPP đã chính thức đổi tên thành CPTPP.
Vương quốc Anh sẽ bắt đầu thảo luận việc tham gia một tổ chức thương mại xa xôi và đã mất đi thành viên lớn nhất của khi ông Fox có chuyến công du Trung Quốc trong ba ngày.
Greg Hands, một bộ trưởng thương mại Anh, nói rằng không có sự hạn chế về địa lý đối với việc Anh gia nhập TPP. Ông nói với Financial Times: "Chúng tôi không loại trừ bất kì khả năng nào. Với những loại quan hệ đa phương như thế này, không có bất kỳ hạn chế nào."
Tuy nhiên, Vương quốc Anh sẽ phải đợi sau khi TPP sửa đổi xong và chính nước này cũng phải đạt thỏa thuận thời hậu Brexit với Liên minh châu Âu (EU).
Quan hệ thương mại của UK với các nước TPP là khá khiêm tốn nếu so với quan hệ hiện tại của UK với các nước thành viên EU hoặc Mỹ.
Theo Bộ phân quan sát độ phức tạp kinh tế của Viện Công nghệ Massachusetts – Mỹ, tổ chức chuyên thực hiện dữ liệu thương mại quốc tế, Nhật Bản, nền kinh tế lớn nhất trong TPP, chỉ chiếm 1,6% xuất khẩu hàng hoá của Anh vào năm 2016.
Xuất khẩu hàng hóa của UK sang 11 nước TPP chỉ chiếm 8% kim ngạch xuất khẩu của nước này trong năm ngoái, trong khi đó riêng xuất khẩu của UK sang Đức đã chiếm 11%.
Điều tương tự cũng xảy ra với xuất khẩu dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác của Anh. Trong nửa đầu năm, Anh đã xuất khẩu gần 1,7 tỷ bảng Anh cho các dịch vụ sang Nhật Bản – bằng 1/10 con số 16,6 tỷ bảng Anh mà các ngành dịch vụ của Anh xuất khẩu sang Mỹ.
Vẫn còn một chặng đường dài
Các quan chức từ của các quốc gia thành viên TPP cho biết họ kì vọng giải quyết xong vấn đề mà Canada nêu ra. Một vị quan chức cho biết còn "quá sớm" để thảo luận về việc UK gia nhập TPP trước khi đạt thoả thuận về Brexit.
Khi TPP ra đời vào năm 2015, nó được coi là "nền tảng cho hội nhập kinh tế khu vực" chứ không phải là một tổ chức thể kết hợp các thành viên châu Âu. Tuy nhiên, một số nước TPP hiện nay hoan nghênh ý tưởng có thêm một nền kinh tế thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triên (G7) khác như một thành viên. Các quan chức Anh đã đưa ra ý tưởng này trong các cuộc họp với các đối tác từ Australia, New Zealand và các nước khác.
Công Đảng đã chỉ trích sự quan tâm của chính phủ đối với TPP, nói rằng UK cần tập trung các quan hệ kinh tế gần với mình hơn, đặc biệt là "thỏa thuận thương mại quan trọng trong tương lai" của Anh với EU. "Tất nhiên [TPP] có thể hữu ích nhưng đó không phải là sự kiện chính", Barry Gardiner, một quan chức thương mại của UK cho biết.
Xét về mặt pháp lý, UK chưa thể kí kết bất kì thỏa thuận thương mại trước khi nước này rời EU, dự kiến diễn ra vào 3.2019. Tham gia vào TPP có thể là một quá trình ít kéo dài hơn so với việc đàm phán các thoả thuận thương mại riêng lẻ với các nước thành viên, nhưng bộ thương mại có thể quyết định theo đuổi các hiệp định thương mại song phương. Phần lớn công việc của bộ này là tập trung vào việc thu hút đầu tư trực tiếp vào Vương quốc Anh.
TPP cắt giảm thuế quan đối với hàng loạt hàng hoá, bao gồm cả hàng nông sản và dịch vụ. Nó được thiết kế để tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á, nhưng cả ông Trump và bà Hillary Clinton đã chỉ trích thỏa thuận về tác động tiềm ẩn của nó đối với việc làm của công nhân tại Mỹ.
Nội các Vương quốc Anh vẫn chưa thảo luận về khả năng nước này trở thành thành viên tiềm năng của TPP.