Các thợ lặn của Hải quân Indonesia tham gia tìm kiếm chiếc máy bay Sriwijaya Air ở vùng biển ngoài khơi đảo Java. Ảnh: The New York Times.

 
Phùng Mỹ Chủ Nhật | 10/01/2021 19:43

Vụ tai nạn ở Indonesia: Những điều cần biết về máy bay Boeing

Thợ lặn Indonesia tìm thấy các bộ phận của mảnh vỡ máy bay ở biển Java.

Theo The New York Times, vụ tai nạn máy bay chở hơn 60 người ở Indonesia xảy ra vào thời điểm khó khăn đối với hãng hàng không khổng lồ Boeing, hãng đã chứng kiến ​​danh tiếng của họ bị vùi dập sau nhiều năm điều tra về các vụ tai nạn chết người.

Trong khi các nhà chức trách vẫn đang tìm kiếm nguyên nhân, chiếc máy bay gặp nạn hôm 9.1 gần thủ đô Jakarta, là chiếc 737-500 với 26 năm tuổi, có thành tích an toàn tốt. 

Sau một ngày gặp nạn, các thợ lặn Indonesia đã tìm thấy các bộ phận của xác máy bay Boeing 737-500 ở độ sâu 23m thuộc Biển Java.

Dưới đây là những điều cần biết về chiếc máy bay Boeing trong vụ tai nạn ở Indonesia.

Nguyên nhân nào gây ra vụ rơi máy bay Boeing ở Indonesia?

Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Chuyến bay 182 của Hãng hàng không Sriwijaya, đang bay đến thành phố Pontianak trên đảo Borneo, đã cất cánh trong một trận mưa lớn theo mùa, sau những thông tin về thời tiết xấu. 

Theo trang Flightradar24, chiếc máy bay Boeing đã lao xuống ở độ cao hơn 3.048m (10.000 feet) trong vòng chưa đầy 1 phút.

Bộ Giao thông Vận tải Indonesia cho biết lần liên lạc cuối cùng với chiếc máy bay thuộc chuyến bay 182 của Sriwijaya Air, là lúc 2:40 chiều giờ địa phương. Nguồn: Đường bay từ Flightradar24.
Bộ Giao thông Vận tải Indonesia cho biết lần liên lạc cuối cùng với chiếc máy bay thuộc chuyến bay 182 của Sriwijaya Air, là lúc 2:40 chiều giờ địa phương. Nguồn: Đường bay từ Flightradar24.

Indonesia, quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, với hơn 260 triệu dân, phụ thuộc nhiều vào việc đi lại bằng đường hàng không và có lịch sử lâu đời về các vụ tai nạn hàng không. 

Chiếc máy bay gặp nạn hôm 9.1 được vận hành bởi hãng bay Sriwijaya Air. Hãng này vốn có thành tích chưa có một vụ tai nạn chết người nào kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2003.

Số phận của chiếc máy bay Boeing 737-500 cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến gã khổng lồ hàng không Mỹ gặp khó khăn bị dư luận xấu hơn. Mặc dù, nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được xác định.

Chiếc máy bay Boeing mất liên lạc ngay sau khi cất cánh từ Jakarta là một mẫu máy bay đã được kiểm chứng được phát triển vào những năm 1980, chứ không phải chiếc máy bay 737 Max. Máy bay 737 Max vốn là chiếc từng gặp sự cố và được hạ cánh sau những vụ tai nạn chết người vào năm 2018 và 2019.

737-500 khác 737 Max như thế nào?

Chiếc máy bay liên quan đến vụ tai nạn đã hoạt động được 26 năm. Theo cơ sở dữ liệu trực tuyến của AirFleets, chiếc Boeing 737-500 đã được hãng hàng không Continental và United Airlines bay trước khi chuyển giao cho hãng Sriwijaya Air vào năm 2012.

Máy bay 737-500 không sử dụng chung hệ thống chống nhiễu như chiếc 737 Max. Chiếc 737 Max vốn nổi tiếng trong vụ tai nạn năm 2018 của Chuyến bay 610 của hãng Lion Air Indonesia, khiến tất cả 189 người trên máy bay thiệt mạng. Hệ thống tương tự đã bị lỗi trong vụ tai nạn của chiếc 737 Max ở Ethiopia hồi tháng 3.2019, khiến 157 người thiệt mạng.

Những vụ tai nạn đó đã buộc đội bay Max trên toàn thế giới phải ngừng hoạt động và trở thành cuộc khủng hoảng cho hãng Boeing. Công ty đã sa thải giám đốc điều hành và cho biết việc từ bỏ chiếc Max đã tiêu tốn hơn 18 tỉ USD hồi năm ngoái. Đây rõ ràng là một cú đánh mạnh ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát hủy hoại ngành công nghiệp hàng không.

Một chiếc Boeing 737-300 của Sriwijaya Air, một kiểu tương tự với chiếc máy bay đã mất liên lạc trong chuyến bay từ Jakarta đến Pontianak hôm 9.1. Ảnh: AFP.
Một chiếc Boeing 737-300 của Sriwijaya Air, một kiểu tương tự với chiếc máy bay đã mất liên lạc trong chuyến bay từ Jakarta đến Pontianak hôm 9.1. Ảnh: AFP.

Tuần trước, công ty Boeing đã cam kết trả 2,5 tỉ USD, bao gồm 500 triệu USD cho quỹ nạn nhân, để giải quyết một cáo buộc âm mưu tội phạm nhằm lừa dối Cục Hàng không Liên bang Mỹ về đánh giá của chiếc Boeing 737 Max.

Chiếc máy bay 737 Max gặp khó khăn đã tiếp tục bay vào tháng trước, với Chuyến bay 718 của hãng American Airlines thực hiện. Đây là chuyến bay thương mại đầu tiên của chiếc máy bay này sau khi Cục Hàng không Liên bang Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bay hồi tháng 11.

Trước khi được phép bay trở lại, mỗi chiếc máy bay 737 Max phải được sửa đổi hệ thống dây điện và phần mềm.

Lịch sử của Boeing 737-500

Boeing 737-500 được giới thiệu với việc mua 20 máy bay vào năm 1987 bởi hãng Southwest Airlines. 

Nhà sử học công ty Richard West của Southwest, hãng hàng không Southwest Airlines đã sử dụng mô hình máy bay với sức chứa 122 hành khách này, để xử lý hiệu quả hơn các tuyến đường dài hơn với số lượng hành khách ít hơn. Nhu cầu đó giảm xuống khi hoạt động kinh doanh du lịch đường dài của họ tăng lên và chiếc 737-500 cuối cùng của Southwest đã bay vào tháng 9.2016.

Trong lịch sử, Boeing 737-500 là một máy bay an toàn để cất cánh. Theo một báo cáo năm 2019 của Boeing, dòng máy bay này bao gồm 737-300 và 737-400, đã gây ra 19 vụ tai nạn chết người trong hơn 3 thập niên hoạt động hoặc khoảng một vụ tai nạn chết người cho mỗi 4 triệu chuyến khởi hành.

Các thủy thủ đoàn Hải quân Indonesia tìm thấy một mảnh vỡ được cho là từ máy bay Sriwijaya Air. Ảnh: AFP.
Các thủy thủ đoàn Hải quân Indonesia tìm thấy một mảnh vỡ được cho là từ máy bay Sriwijaya Air. Ảnh: AFP.

Theo Mạng lưới An toàn Hàng không, 4 vụ tai nạn chết người trước đây đã được ghi nhận trên chiếc 737-500, bao gồm các vụ tai nạn ở Hàn Quốc năm 1993, Tunisia năm 2002, ở Nga năm 2008 và 2013.

Thân nhân của các hành khách trên chuyến bay đến trung tâm khủng hoảng ở sân bay Soekarno-Hatta, gần Jakarta. Ảnh: The New York Times.
Thân nhân của các hành khách trên chuyến bay đến trung tâm khủng hoảng ở sân bay Soekarno-Hatta, gần Jakarta. Ảnh: The New York Times.

Những hãng hàng không sử dụng Boeing 737-500

Boeing đã sản xuất 389 chiếc 737-500 trước khi mẫu này bị ngừng sản xuất. Theo trang Planespotters.net, có tới 100 chiếc Boeing 737-500 vẫn còn được sử dụng bởi các hãng hàng không nhỏ trên thế giới ở các quốc gia như Afghanistan, Iran, Nigeria, Nga và Ukraine.

Có thể bạn quan tâm:

Những rủi ro hàng đầu đối với thế giới vào năm 2021