Với việc niêm yết trên sàn chứng khoán, Felda Global Ventures Holdings Bhd. muốn tạo nên mộttập đoàn tầm cỡ quốc tế hùng mạnh trong lĩnh vực sản xuất dầu cọ - nguyên liệu sản xuất các sảnphẩm đa dạng từ son môi, khoai tây lát mỏng đến nhiên liệu sinh học. Đây có thể trở thành đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn thứ hai trong năm sau IPO của Facebook.
Theo công ty tư vấn Frost& Sullivan, từ năm 1991 đến 2011, nhu cầu dầu cọ tăng mỗi năm 7,5% và được dự báo tiếp tục tăng trước nhu cầu mạnh mẽ các nhiên liệu thay thế.
Thương vụ này dự kiến giúp tăng cường vị thế của Malaysia trên bản đồ đầu tư toàn cầutrong nỗ lực mở cửa kinh tế để cạnh tranh hiệu quả hơn với Trung Quốc và các nước lánggiềng châu Á. Đồng thời, các nhà lãnh đạo Malaysia cũng hi vọng với vụ IPO thành công, Felda cóthể tái cơ cấu lại hoạt động và có thêm nguồn tiền mở rộng nhà máy sản xuất dầu cọ lớn thứ 3 thếgiới.
Tính đến nay, nhu cầu đặt mua cổ phiếu của Felda đã cao gấp mấy lần lượng bán ra. Với giá mỗicổ phiếu từ 1,26 USD đến 1,46 USD, Felda có thể thu về 3,4 tỷ USD cho chính phủ Malaysia. Chính phủsẽ nắm giữ 37% số cổ phiếu sau khi được niêm yết trên sàn chứng khoán Malaysia.
Tuy nhiên, công ty này cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Các nhà hoạt động môi trường chorằng sản xuất dầu cọ tàn phá các khu rừng. Nestle và Unilever với các sản phẩm sửdụng dầu cọ như kẹo Kit Kat, xà phòng Dove và nhiều sản phẩm khác đang chịu nhiều áp lực buộc ngừng mua dầu cọ.
Bên cạnh đó, giá dầu cọ cũng đang sụt giảm do suy thoái kinh tế Trung Quốc và khủng hoảng nợ châu Âu.Giá dầu cọ giao ngay hiện ở khoảng 3.000 ringgit/tấn, giảm so với 3.500 ringgit/tấn hồi đầunăm và còn được dự báo tiếp tục xuống giá.
Đồng thời, Felda cũng có những vấn đề nội bộ như độ tuổi các cây cọ lớn hơn trungbình ngành do đó cho năng suất thấp hơn các đối thủ cạnh tranh.