Thứ Bảy | 28/04/2012 15:49

Với Microsoft, điều gì là rào cản đầu tư vào Myanmar?

Vấn đề e ngại của các công ty công nghệ là sở hữu trí tuệ - điểm yếu phổ biến của các nước Đông Nam Á.

Myanmar đang được xem là một thị trường có rất nhiều tiềm năng phát triển. Một loạt các nước phươngTây đã nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với nước này.

Song Myanmar cũng lại tiềm ẩn nhiều rủiro cho các công ty nước ngoài bởi nơi đây thiếu các qui định bảo vệ về mặt pháp lý và hệ thống tòaán thiếu minh bạch như ở các nước khác.

Bản thân Myanmar cũng những công ty nước ngoài nhưMicrosoft đang phải suy nghĩ về việc làm thế nào để có thể tăng cường sở hữu trí tuệ để đẩy mạnhhoạt động đầu tư ở đây.

Wee Choo Hua, giám đốc phụ trách các vấn đề về pháp luật ở khu vực châu Á TháiBình Dương của Microsoft cho biết, ở Myanmar không có hệ thống IP cũng như hệ thống đăng ký thươnghiệu, do đó tất cả phải bắt đầu từ đầu.

Tuy nhiên, đó cũng là một cơ hội bởi có thể áp dụng côngnghệ cũng như xây dựng hệ thống luật pháp tốt nhất.

Chính sách cấm vận trước đây của Mỹ đối với Myanmar khiến Microsoft không thểtiếp cận trực tiếp với chính phủ cũng như doanh nghiệp Myanmar. Các thiết bị công nghệ cao như iPadhoặc hệ thống phần mềm phức tạp không phổ biến ở đây.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ vừa nới lỏng cấmvận với nước này và có thể sẽ mở rộng cửa cho các công ty như Microsoft tiếp cận Myanmar nếu nhưchính phủ hiện tại tiếp tục thực hiện các cải cách về kinh tế và chính trị.

Đối với các công ty công nghệ, tốc độ đầu tư phụ thuộc rấtnhiều vào việc liệu chính phủ Myanmar có nhanh chóng thực hiện các bước cải thiện các biện pháp bảovệ sở hữu trí tuệ hay không. Hiện nay, ở Myanmar đang tràn ngập các sản phẩm nhái lại các thươnghiệu nổi tiếng của phương Tây.

Ông Wee cũng cho biết thêm, trong khi hầu hết các nước ởchâu Á Thái Bình Dương có luật lệ quy định chặt chẽ về sở hữu trí tuệ. Một vài nước đã có nhữngbước tiến bộ đáng kể mà Myanmar có thể học tập.

Một số nhà phân tích cho rằng Việt Nam làm một ví dụ điểnhình cho việc chuyển từ nền kinh tế đóng cửa và hệ thống kinh tế tập trung sang nền kinh tế mở cửahội nhập với kinh tế thế giới. Mặc dù vi phạm bản quyền là hiện tượng phổ biến ở Việt Nam, nhưng tỷlệ hàng phần mềm không có bản quyền đang được cải thiện, giảm từ 88% trong năm 2006 xuống 83% trongnăm 2010. Trong khi đó, tỷ lệ ở Indonesia lại tăng từ 85% lên 87%.

Tuy nhiên, Microsoft vẫn đang đánh giá triển vọng pháttriển kinh tế và chính trị ở Myanmar đồng thời bàn bạc với chính phủ Mỹ về việc đầu tư hoặc ít nhấtlà thiết lập quan hệ với một nước như Myanmar. 

Một số công ty công nghệ khác của Mỹ lại tỏ ra dè dặt khi coi Myanmar là điểmđầu tư. Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Google Inc. cho biết, chưa có  kế hoạch mởrộng đầu tư vào Myanmar. Trước đó, Chủ tịch Google ở châu Á, ông Daniel Alegre, cho rằng bất kỳ aitrên khắp thế giới, trong đó có Myanmar, có thẻ tín dụng cũng có thể quảng cáo trên công cụ tìmkiếm của Google.

Nguồn CafeF


Sự kiện