Ảnh: Bloomberg
Virus Corona đã lấy đi 140 tỷ USD chi tiêu tiêu dùng tại Trung Quốc, nhiều khách sạn sẽ đóng cửa, nhiều nhà bán lẻ, nhà hàng thiệt hại lớn
Đây sẽ là một mùa bận rộn Yvonne Ma, người điều hành một nhà phân phối rượu ở Phật Sơn, một thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Vào những ngày sau Tết Nguyên đán, khách hàng thường tích trữ rượu để ăn mừng sau kỳ nghỉ với bạn bè, đồng nghiệp và các thành viên gia đình.
Tuy nhiên, hiện nay, rất ít người muốn chúc mừng năm mới khi dịch viêm phổi cấp do virus corona lan rộng khắp Trung Quốc. Kể từ khi cửa hàng của Yvonne Ma mở bán lại vào ngày 04 tết, doanh số bán hàng đã suy giảm mạnh.
“Chúng tôi thậm chí không thể bán một chai rượu vang. Và điều kinh khủng nhất là, chúng ta không biết khi nào tình trạng này sẽ kết thúc”, cô Yvonne Ma nói.
Dịch viêm phổi do virus corona đang tấn công các nhà bán lẻ trên toàn Trung Quốc. Năm 2019, chi tiêu trong mùa lễ hội đã đạt mức 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (143 tỷ USD), tăng 8,5% so với năm 2018.
Mặc dù còn quá sớm để xác định toàn bộ tác động của virus corona tới nền kinh tế, song rõ ràng các công ty dựa vào sự gia tăng từ chi tiêu trong mùa lễ hội sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo Oxford Economics, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chỉ là 1,1% trong quý I/2020 so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức dự báo 6,8% như trước đó.
Thiệt hại lớn nhất thuộc về các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như du lịch và giải trí, bán lẻ và nhà hàng. Ngày 03/02, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho biết các chuyến đi được thực hiện trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán chỉ đạt 190 triệu lượt, giảm 73% so với kỳ nghỉ năm ngoái. Trong đó, lưu lượng khách đi bằng đường hàng không giảm 57%, đường sắt giảm 67%, đường bộ và đường thủy giảm hơn 70%.
Dịch Sars năm 2003 đã khiến doanh số bán lẻ tại Trung Quốc giảm 50%. Ảnh: Bloomberg |
Khách sạn đóng cửa
Ông Robert Zhang, quản lý khách sạn khoảng 100 phòng ở phía đông nam thành phố Phúc Châu, cho biết, không có 1 khách nào kể từ ngày mùng 2 tết, trong khi doanh thu mùa lễ hội năm 2019 của khách sạn này đạt khoảng 400.000 Nhân dân tệ. “Khách sạn đã đóng cửa. Chúng tôi sẽ đóng cửa trong một thời gian dài chứ không chỉ một hoặc hai tháng”, ông Zhang nói.
Tương tự, nhiều cửa hàng bị đóng cửa và người tiêu dùng đã hủy bỏ các kế hoạch đi chơi và những bữa tiệc.
Nhiều hãng phim có kế hoạch phát hành trong năm mới của Trung Quốc cũng đã phải hủy bỏ. Cổ phiếu của Wanda Film, nhà điều hành rạp chiếu phim lớn nhất Trung Quốc, đã giảm 30% từ giữa tháng 1. Haidilao, chuỗi 600 nhà hàng tuyên bố sẽ mở rộng việc đóng cửa các trang web của mình tại Trung Quốc vào ngày 02/02.
Ông Jason Yu, tổng giám đốc của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, có trụ sở tại Thượng Hải cho biết, hầu hết các nhà bán lẻ sẽ chịu áp lực tài chính vì lĩnh vực này thường có lợi nhuận thấp và dòng tiền hạn chế.
Theo ông Zhang, năm 2003, khi dịch Sars diễn ra, doanh số bán lẻ trong mùa lễ hội suy giảm, song nó đã phục hồi nhanh chóng khi kiểm soát được dịch bệnh do nhu cầu bị dồn nén. Tuy nhiên, hiện nay việc phục hồi khá khó khăn do du khách không thể bỏ qua sự lo lắng về dịch bệnh. Ngay cả khi chính phủ nói rằng đã kiểm soát được coronavirus thì việc phục hồi cũng sẽ mất rất nhiều thời gian.
Thương mại điện tử hưởng lợi
Theo công ty quản lý đầu tư AllianceBernstein, trái ngược với bức tranh màu xám của những công ty trên, nhiều công ty thương mại điện tử như Alibaba và JD đang được hưởng lợi. Dịch vụ chuyển phát nhanh cũng chứng kiến sự gia tăng nhu cầu.
“Đây là thời điểm tốt để thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử”, các nhà phân tích của AllianceBernstein cho biết trong một báo cáo.
►Nông sản Việt 'lao đao' vì virus corona
►Nhu cầu cao su Trung Quốc giảm sút do virus corona, Tập đoàn cao su Việt Nam tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới
Sau thương chiến, 'cú bồi' virus corona có thể khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái
►Nông sản Việt 'lao đao' vì virus corona
►Nhu cầu cao su Trung Quốc giảm sút do virus corona, Tập đoàn cao su Việt Nam tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới
Nguồn Bloomberg