Thứ Tư | 05/09/2012 15:40

Viễn cảnh kinh tế toàn cầu trong 4 năm tới

Ngân hàng Pháp Societe General (SocGen) vừa phát hành sự báo cập nhật cho tất cả các nền kinh tế trên thế giới trong thời gian 4 năm tới.
Bản báo cáo do nhà kinh tế Michala Marcussen thuộc SOCGEN thực hiện, trong đó bao gồm các dự báo về tăng trưởng và lạm phát cho nhiều nền kinh tế cho tới năm 2016. Ngoài ra, báo cáo còn kèm theo các thảo luận về các yếu tố chính sẽ đè nặng lên kinh tế mỗi quốc gia trong những năm tới.

Theo bà Marcussen, dấu hiệu giảm phát đang hiển hiện ở mọi nơi trên thế giới. Ngoài ra, một trong những vấn đề lớn nhất đó chính là những hẫu quả từ sự sụt giảm trong thương mại của các nền kinh tế khu vực đồng euro (eurozone).

Đối với khu vực eurozone, chính sách thắt lưng buộc bụng dụ kiến sẽ cản trở kinh tế khu vực trong nhiều năm tới. Dưới đây là những dự báo dành cho từng khu vực trên thế giới trong vòng 4 năm tới.

1. Eurozone tiếp tục vật lộn với suy thoái và chính sách thắt lưng buộc bụng

s

SocGen dự báo kinh tế khu vực eurozone sẽ tiếp tục suy giảm trước khi có thể phục hồi tăng trưởng trong năm 2014. SocGen cũng dự báo lạm phát khu vực eurozone đã đạt đỉnh và bắt đầu giảm mạnh trong năm 2013.

Các nhà kinh tế dự kiến triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực eurozone sẽ phụ thuộc khá nhiều bởi sự thống nhất về tài chính trong những năm tới, trong đó các nước Pháp, Italia và Tây Ban Nha sẽ là những quốc gia cố gắng đạt mục tiêu thâm hụt ngân sách của eurozone dưới 3%.

Dự kiến trong năm 2016, tăng trưởng GDP của eurozone đạt 1,3%, còn tăng trưởng lạm phát trong 4 tăm tới là 10,9%.

2. Mỹ vẫn phải đối mặt với những hậu quả sót lại của khủng hoảng 2009

s

SocGen nhận định kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng với tốc độ rất chậm, ít nhất cho tới cuối năm 2013 trước khi phục hồi trở lại. Theo các nhà kinh tế, lạm phát không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với Mỹ.

Cũng theo dự báo, vách đá tài chính sẽ góp phần khiến tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm còn 1,4% trong năm 2013. Tuy nhiên, tới năm này, sự mất cân đối thương mại của Mỹ cũng bắt đầu giảm, giúp đóng góp thêm 0,75% cho tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Dự kiến đến năm 2013, tăng trưởng GDP của Mỹ có thể đạt 3,7%, trong khi tăng trưởng lạm phát 4 năm là 9,3%.

3. Trung Quốc đối mặt với nguy cơ "hạ cánh cứng"

d

SocGen dự kiến Trung Quốc sẽ quay trở lại với các chính sách tăng cường kinh tế, đồng thời cho biết sự suy giảm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ kéo dài hơn dự kiến do sự suy giảm của nhu cầu bên ngoài.

Các nhà kinh tế của SocGen cũng nhận định nguy cơ "hạ cánh cứng" của kinh tế Trung Quốc cũng tăng lên, chủ yếu do tăng trưởng chậm hơn và các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc ngày càng ác cảm với các chính sách kích thích kinh tế.

Dự kiến tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm 2016 sẽ giảm còn 6,9%, trong khi tăng trưởng lạm phát là 15,8%.

4. Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tăng thuế

s

SocGen dự kiến tăng trưởng kinh tế Nhật Bản sẽ chậm lại đáng kể trong năm nay. Trong năm 2014 và 2015, việc tăng thuế tiêu thụ sẽ làm chậm nền kinh tế, thậm chí có thời điểm kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng âm, các nhà kinh tế dự báo, cụ thể là vào quý II và quý III năm 2014.

Ngoài ra, Nhật Bản sẽ tiếp tục phải chiến đấu với tình trạng giảm phát, song những áp lực đè nặng lên các ngành công nghiệp như dầu, điện tử và giá lương thực sẽ giúp thúc đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Nhật Bản.

Dự kiến, tăng trưởng GDP trong năm 2015 của Nhật Bản sẽ giảm còn 0,8%, trong khi tăng trưởng lạm phát là 4,6%.

5. Chính sách thắt lưng buộc bụng có thể làm chậm quá trình hồi phục của Anh

f

Trong báo cáo của mình, SocGen đã hạ dự báo tăng trưởng của Anh, với lý do các chính sách cắt giảm ngân sách, sẽ được công bố trong thán 11 tới đây, sẽ kéo tụt hoạt động kinh tế trong tương lai. Các nhà kinh tế thuộc SocGen cho rằng thâm hụt thương mại ngày càng tăng chính là một dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy kinh tế Anh vẫn tiếp tục gặp khó khăn.

SocGen cũng cảnh báo, các biện pháp thắt lưng buộc bụng cũng chính là một trong những rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Anh. SocGen nhận định: "Sự sụt giảm liên tục trong tăng trưởng đang buộc chính phủ Anh phải thực hiện thêm các biện pháp thắt lưng buộc bụng, điều này càng đe dọa đến khả năng hồi phục của kinh tế Anh".

Dự kiến đến năm 2016, tăng trưởng GDP Anh sẽ đạt 2,3%, còn tăng trưởng lạm phát giai đoạn 2012-2016 là 12%.

6. Đức sẽ không còn là một cường quốc xuất khẩu

gg

Theo SocGen, sức mạnh xuất khẩu của Đức sẽ nhanh chóng chậm lại khi eurozone rơi vào suy thoái và các thị trường trọng điểm như Mỹ và châu Á bắt đầu nhập khẩu ít hơn. Tuy nhiên, SocGen dự báo nhu cầu nội địa Đức sẽ tiếp tục tăng trưởng, với tốc độ chậm nhưng ổn định.

Lạm phát Đức cũng khá thấp so với phần còn lại của châu Âu, ước tính chỉ số giá tiêu dùng hiện tại của Đức là 1,9% trong khi lạm phát lõi là 1,2%. Dù lạm phát của Đức tăng cao có thể giúp thu hẹp khoảng cách cạnh tranh với các nước Nam Âu đang gặp khó khăn, SocGen nhận định lạm phát Đức có khả năng đạt 2% trong năm 2014.

Dự kiến, tăng trưởng GDP trong năm 2016 của Đức là 1,3%, còn tăng trưởng lạm phát là 12,7%.

7. Pháp sẽ phải trải qua chương trình thắt lưng buộc bụng chưa từng có trong năm 2013

g

Theo SocGen, nước Pháp có thể phải trải qua một cuộc suy thoái kinh tế trong năm nay và tăng trưởng GDP của nước này trong năm 2013 sẽ đạt 1,8%. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 1,5%, SocGen nhận định khó có cơ hội tăng tốc cho kinh tế Pháp trong năm 2013.

Các nhà kinh tế của SocGen cũng nói rằng quá trình hạ cánh mềm của thị trường nhà ở Pháp đã bắt đầu và nền kinh tế sẽ phải đối mặt với sự suy giảm sâu sắc trong đầu tư trong năm 2013.

Dự báo tăng trưởng GDP của Pháp trong năm 2016 là 1,9%, trong khi tăng trưởng lạm phát trong 4 năm là 11,2%.

8. Italia rơi vào thời kỳ suy thoái sâu trong 3 năm tới

g

Theo SocGen, các biện pháp khắc khổ sẽ tiếp tục kìm hãm kinh tế Italia cho tới năm 2014.

Bên cạnh đó, Italia cũng phải đối mặt với một khó khăn vô cùng lớn đó là nạn thất nghiệp. Các nhà kinh tế của SocGen dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Italia có thể lên đến 15% vào cuối năm 2014.

Theo SocGen, tăng trưởng GDP trong năm 2016 của Italia là 1,2%, và tăng trưởng lạm phát giai đoạn 2012-2016 là 12%.

9. Tây Ban Nha chưa phải đối mặt với khó khăn từ chương trình thắt lưng buộc bụng

h

SocGen cho biết hoạt động kinh tế của Tây Ban Nha sẽ tốt hơn trong năm nay. Tuy nhiên, các nhà kinh tế dự báo Tây Ban Nha sẽ không đạt mục tiêu thâm hụt ngân sách 6,3% GDP trong năm nay.

Giống như nhiều nước tại khu vực eurozone, Tây Ban Nha sẽ phải thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng trên phạm vi rộng trong những năm tới. Tuy nhiên, những ảnh hưởng từ chương trình thắt lưng buộc bụng nhằm ổn định tài chính của Tây Ban Nha sẽ tác động trực tiếp lên GDP.

Dự kiến đến năm 2016, tăng trưởng GDP của Tây Ban Nha sẽ đạt 1%, trong khi lạm phát 4 năm tới là 9,5%.

10. Tăng trưởng kinh tế nội địa của Australia sẽ không bền vững
Theo SocGen, đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên, một trong những động lực chính cho kinh tế Australia, sẽ tiếp tục tăng mạnh trong vài năm tới. Tuy nhiên, điều đó lại phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tránh phải "hạ cánh cứng".

Các nhà kinh tế tại SocGen cũng lưu ý rằng chi tiêu cá nhân tại Australia cũng vượt khá xa tăng trưởng việc làm, và giá nhà tiếp tục tăng cao mặc dù đã khá cao so với thu nhập bình quân. Đó chính là lý do khiến SocGen dự báo kinh tế Australia sẽ không bền vững trong thời gian tới.

Ước tính tăng trưởng GDP của Australia sẽ đạt 3,2% trong năm 2016, còn tăng trưởng lạm phát là 11,6%.

11. Kinh tế Hàn Quốc có thể sẽ chậm lại đáng kể

d

SocGen cho rằng kinh tế Hàn Quốc có thể sẽ không hạ cánh mềm, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ chậm lại trong bối cảnh nhu cầu thế giới đối với mặt hàng xuất khẩu của nước này giảm mạnh.

Hơn thế nữa, thị trường nhà ở Hàn Quốc bắt đầu cho thấy những dấu hiệu rạn nứt. Các nhà kinh tế SocGen nhận định rằng dù giá nhà tại Hàn Quốc nhìn chung vẫn tiếp tục tăng, song giá nhà tại thủ đô Seoul và các vùng lân cận đang giảm với tốc độ khá nhanh. Điều này có thể gây ra tác động tiêu cực tới tâm lý người tiêu dùng cũng như hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở.

Trong năm 2016, tăng trưởng GDP của Hàn Quốc có thể đạt 3,7% và tăng trưởng lạm phát là 14,4%, SocGen cho biết.

12. Tăng trưởng kinh tế Nga sẽ chậm lại khi gói kích thích mới nhất mất dần hiệu quả

g

Ngân hàng Pháp cho rằng kinh tế Nga trong thời gian qua không giảm tốc một phần do gói kích thích tài chính giúp duy trì nền kinh tế nội địa. Bên cạnh đó, giá dầu tăng cao cũng hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của Nga.

Tuy nhiên, đến năm 2013, kinh tế Nga bắt đầu chậm lại khi hiệu quả từ biện pháp kích thích tài chính dần biến mất. Ngoài ra, do lạm phát bắt đầu tăng nhanh vào cuối năm nay, các nhà hoạch định chính sách Nga có thể sẽ không đưa ra bất cứ phản ứng nào đối với thị trường tiền tệ, ít nhất cho đến nửa cuối năm 2013, SocGen nhận định.

Đến năm 2016, GDP của Nga ước đoạt vào khoảng 4,2%, trong khi lạm phát tăng phi mã tới 31,7%, SocGen cho biết.

Nguồn Business Insider/Khampha


Sự kiện