Nhật đứng sau nhiều quốc gia khác trong việc tiêm chủng vaccine COVID-19. Ảnh: Nikkei Asian Review.

 
Minh Duy Thứ Tư | 24/03/2021 13:56

Việc chậm triển khai vaccine COVID-19 của Nhật Bản biến hy vọng thành thất vọng

Khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ và Thế vận hội đang đến rất nhanh, sự kêu gọi thay đổi ngày càng gia tăng.

Việc triển khai vaccine quá chậm 

Không thể phủ nhận rằng Nhật đang tiêm chủng với tốc độ chậm hơn so với nhiều nước khác, theo Nikkei Asian Review. Tính đến thứ 6 tuần trước, nước này chỉ tiêm khoảng 0,46 liều trên 100 người dân, theo thống kê Our World in Data. Con số này xếp sau 1,32 đối với Hàn Quốc, 2,69 đối với Indonesia và khoảng 12 đối với Pháp, Đức và Ý. Singapore dẫn đầu châu Á với 13,54, trong khi Mỹ đứng ở 35,38 và Israel bỏ xa với 111,68.

Các ca nhiễm COVID-19 được xác nhận hàng ngày ở Nhật. Ảnh: WHO.
Các ca nhiễm COVID-19 được xác nhận hàng ngày ở Nhật. Ảnh: WHO.

Số liều tiêm quá ít có thể khiến một số người từ bỏ cuộc sống. Chính phủ của Thủ tướng Yoshihide Suga cho biết: tính đến cuối tháng 6 năm nay, nước này sẽ có 36 triệu người cao niên trên toàn quốc. 

Một số nhân viên y tế đang tự cách ly vì sợ COVID-19 tại trung tâm chăm sóc điều dưỡng Kotoen. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Một số nhân viên y tế đang tự cách ly vì sợ COVID-19 tại trung tâm chăm sóc điều dưỡng Kotoen. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Việc triển khai chương trình tiêm chủng khá chậm chạp của Nhật một phần là do tình trạng COVID-19 tương đối nhẹ, với số ca nhiễm trung bình trong 7 ngày là khoảng 1.200 ca. Nhưng người ta cũng cần xem xét các phi phí cơ hội. Cụ thể, việc tiêm chủng nhanh chóng của Israel đang mang lại hiệu quả khi quốc gia này đang dần dần nới lỏng các hạn chế đối với các sự kiện và hoạt động kinh tế khác với hệ thống bằng chứng tiêm chủng Green Pass.

Trong khi chính phủ Nhật mới chỉ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở Tokyo hôm 21.3, lĩnh vực nhà hàng bị ảnh hưởng nặng nề vẫn bị hạn chế nới lỏng hơn và các nhà tổ chức Thế vận hội Tokyo sắp tới cũng được quyết định tổ chức các trò chơi mà không có khán giả nước ngoài.

Một số chuyên gia cho rằng: Nhật Bản đi sau đường cong về các bệnh truyền nhiễm nói chung. Họ cũng bày tỏ sự chán ghét trong văn hóa ứng phó đối với các rủi ro trên thực tế của chính phủ Nhật. Theo một nghĩa nào đó, việc tiêm phòng COVID-19 có thể là mô hình thu nhỏ của các vấn đề lớn đang trở nên cấp bách hơn khi dân số của đất nước già đi và việc tuyển dụng lao động quốc tế với số lượng lớn.

Việc tiêm chủng cho 4,7 triệu nhân viên y tế ở Nhật vừa mới bắt đầu một cách nghiêm túc trong tháng này. Những người cần chăm sóc ở các trung tâm dưỡng lão sẽ phải đợi họ, gồm 36 triệu người cao tuổi và 8,2 triệu người có bệnh nền.

Chương trình tiêm chủng vaccine của Nhật đang theo sau các nước. Ảnh: Our World in Data.
Chương trình tiêm chủng vaccine của Nhật đang theo sau các nước. Ảnh: Our World in Data.

Giáo sư Kentaro Iwata tại Trường Đại học Y khoa Đại học Kobe cho biết: thực tế là nhiều nhân viên y tế xử lý các ca nhiễm COVID-19 buộc phải chờ đợi.

Giáo sư Kentaro Iwata được tiêm một liều vaccine Pfizer COVID-19 vào ngày 11.3. Ảnh: Kentaro Iwata.
Giáo sư Kentaro Iwata được tiêm một liều vaccine Pfizer COVID-19 vào ngày 11.3. Ảnh: Kentaro Iwata.

Nguyên nhân kìm hãm nỗ lực tiêm chủng

Tuy nhiên, có những yếu tố sâu xa kìm hãm Nhật Bản trước nỗ lực tiêm chủng. Các chuyên gia cho biết, việc chậm đưa vaccine COVID-19 vào cộng đồng phản ánh bản chất không thích rủi ro của Nhật Bản. Nhà phân tích thuốc Kazuaki Hashiguchi tại Daiwa Securities cho biết: “Người Nhật có xu hướng tập trung vào rủi ro hơn là phần thưởng”.

Người Nhật thường thích những loại thuốc an toàn ngay cả khi chúng kém hiệu quả hơn. Ngược lại, ở Mỹ, mọi người thích những loại thuốc có hiệu quả ngay cả khi chúng có một số tác dụng phụ.

Sau gần 1 thập kỷ suy giảm, các vụ tự tử ở Nhật đang gia tăng. Ảnh: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản.
Sau gần 1 thập kỷ suy giảm, các vụ tự tử ở Nhật đang gia tăng. Ảnh: Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản.

Do đó, chính thái độ của người Nhật đã làm phức tạp thêm khả năng chống lại các bệnh như COVID-19.

Các nhà sản xuất thuốc truyền thống lo lắng về nguy cơ đại dịch kết thúc trước khi vaccine được phát triển. Và khi quốc gia được mời tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng toàn cầu, chính phủ sẽ đặt ra nhiều rào cản cho việc nghiên cứu, khiến các nhà sản xuất thuốc bị loại bỏ.

Một khi vaccine được phát triển, nhiều quốc gia chấp thuận nó mà không cần thử nghiệm trong nước nhưng Nhật Bản kiên quyết làm theo cách riêng của mình. Họ thúc đẩy các nhà sản xuất thuốc hướng tới các quốc gia khác có khả năng tiếp cận dễ dàng hơn.

Đối với việc tiêm ngừa COVID-19, nước Mỹ phụ thuộc vào y tá, dược sĩ và sinh viên trường y. Nhưng ở Nhật, về nguyên tắc, việc tiêm thuốc phải do bác sĩ thực hiện. Trong khi đó, các chính quyền địa phương của Nhật có xu hướng chờ đợi để lên kế hoạch triển khai cho đến khi họ biết chính xác sẽ có bao nhiêu liều vaccine và khi nào có.

Nhật từng có chương trình tiêm chủng bắt buộc nhưng lại chuyển sang hình thức tự nguyện tiêm phòng vào năm 1994. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Nhật từng có chương trình tiêm chủng bắt buộc nhưng lại chuyển sang hình thức tự nguyện tiêm phòng vào năm 1994. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Các công ty dược phẩm Nhật đang thúc đẩy chính phủ áp dụng một hệ thống "cho phép sử dụng khẩn cấp" giống như hệ thống mà Mỹ đã sử dụng cho vaccine Pfizer-BioNTech coronavirus năm ngoái. Một số công ty Nhật đang phát triển vaccine COVID của riêng họ nhưng phải đối mặt với thách thức trong việc tiến hành các thử nghiệm lâm sàng lớn với hàng chục nghìn người tham gia, điều này chỉ trở nên khó khăn hơn khi tỉ lệ lây nhiễm giảm.

Tuy nhiên, một đại diện của công ty khẳng định cần phải có một hệ thống phê duyệt linh hoạt hơn. Người phát ngôn nhấn mạnh rằng nguồn cung vaccine trong nước là rất cần thiết vì Nhật không thể trông chờ vào nguồn cung nước ngoài với giá cả phải chăng và có nguy cơ xuất hiện các biến thể virus độc nhất ở Nhật.

Các công ty dược phẩm muốn Nhật Bản áp dụng một hệ thống
Các công ty dược phẩm muốn Nhật Bản áp dụng một hệ thống "cho phép sử dụng khẩn cấp" giống như hệ thống mà Mỹ đã sử dụng cho vaccine Pfizer-BioNTech. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Mặt khác, những người hoài nghi vaccine nổi bật cũng đang lên tiếng. Cựu trưởng phòng nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Keiko Mori tại Viện Y tế Công cộng Quốc gia Nhật cho rằng: “Mọi người đã quan tâm rất nhiều đến vaccine nhờ vào đại dịch. Các cá nhân có quyền quyết định có nên dùng vaccine hay không, nhưng đừng ép buộc chúng đối với những người không muốn”.

Có thể bạn quan tâm:

Các tập đoàn dược phẩm chi hàng tỉ USD để khai thác dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Trung Quốc