Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn trong lễ đăng quang ở Bangkok năm 2019. Nguồn ảnh: AP.

 
Phùng Mỹ Chủ Nhật | 18/10/2020 10:43

Vị vua giàu nhất thế giới và khối tài sản bí ẩn gây nhiều tranh cãi tại Thái Lan

Cục Tài sản Hoàng gia Thái Lan (CPB) đột ngột thông báo đã chuyển toàn bộ khối tài sản trị giá hơn 40 tỉ USD cho Vua Maha Vajiralongkorn.

Ở tuổi 64 vào thời điểm lên ngôi, ông Vajiralongkorn trở thành vị vua lớn tuổi nhất của Thái Lan khi đăng quang.

► Vị vua Thái Lan cũng đã sở hữu lượng đất đai có giá trị 32 tỉ USD vào năm 2015.

Thông báo cho biết thêm rằng khối tài sản ước tính trị giá hơn 40 tỉ USD, do CPB thay mặt hoàng gia và đất nước sở hữu hơn 80 năm qua, "giờ đây được đứng tên Quốc vương" và phải chịu thuế.

Theo Los Angerles Times, thật may mắn cho hoàng tử Thái Lan, ông vừa có quyền tiếp cận một trong những tài sản hoàng gia lớn nhất trên thế giới. Điều này cho phép ông kiểm soát số tài sản nhiều hơn so với sự giàu có của vua Saudi Arabia, quốc vương Brunei hay cả Hoàng gia Anh.

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ chiếm một con đường chính ở Bangkok tối 15.10, yêu cầu cải cách chính phủ và chế độ quân chủ. Nguồn ảnh: AP.
Những người biểu tình ủng hộ dân chủ tại một con đường chính ở Bangkok vào đêm 15.10, yêu cầu cải cách chính phủ và chế độ quân chủ. Nguồn ảnh: AP.

Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra, yêu cầu nhà vua khôi phục tài sản cho CPB kiểm soát và chịu sự giám sát của chính phủ. Đây được xem là một hành động thách thức đáng kinh ngạc ở một quốc gia, nơi có đạo luật nghiêm khắc dưới chế độ hoàng gia. 

Một số người biểu tình cũng kêu gọi tẩy chay Ngân hàng Thương mại Siam, nơi nhà vua nắm giữ gần 24% cổ phần. Những câu hỏi về việc chi tiêu của một vị vua, người có lối sống xa hoa trái ngược với những câu chuyện về người cha tiết kiệm của mình, đã xuất hiện khi nền kinh tế Thái Lan lao đao vì đại dịch COVID-19.  

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cúi đầu trước Quốc vương Maha Vajiralongkorn trong lễ đăng quang hoàng gia năm 2019. Nguồn ảnh: Thai Royal Household Bureau.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cúi đầu trước Quốc vương Maha Vajiralongkorn trong lễ đăng quang hoàng gia năm 2019. Nguồn ảnh: Thai Royal Household Bureau.

Được thành lập vào năm 1936, CPB quản lý tài sản thể chế của hoàng gia Thái và trang trải một số chi phí hoạt động trong một thế giới đầy bí mật. Cục này không phải cơ quan chính phủ hay tổ chức tư nhân, cũng không phải là một phần của cung điện và gần như hoàn toàn bí mật ở khu vực hoàng gia tại Bangkok.

Ban giám đốc của CPB không công bố báo cáo tài chính. Phần lớn tài sản của Cục này, đặc biệt là đất đai, vẫn là một bí ẩn. Nhưng những danh mục đầu tư ước tính khiến ông Maha Vajiralongkorn trở thành quốc vương giàu nhất thế giới. Hiện vua Thái sở hữu các biệt thự ven hồ bên ngoài Munich, Đức và cho thuê một khách sạn ở Bavarian Alps, Thụy Sĩ.

Các khoản đầu tư doanh nghiệp lớn nhất của CPB là vào Ngân hàng Thương mại Siam và Tập đoàn Xi măng Siam. Mặc dù, cổ phiếu của ngân hàng đã mất một nửa giá trị trong trận đại dịch, nhưng cổ tức từ 2 công ty giao dịch công khai đã tạo ra thu nhập 342 triệu USD cho nhà vua vào năm 2019.

Vị vua Thái Lan cũng sở hữu lượng đất đai có giá trị 32 tỉ USD vào năm 2015, nhưng đất này ít được cho thuê với mục đích thương mại.

Cha của nhà cầm quyền hiện tại, vua Bhumibol Adulyadej, người trị vì 70 năm, là người tiết kiệm đến mức ông không bao giờ lãng phí một chút kem đánh răng - ngay cả khi Thái Lan phát triển thành một đầu tàu kinh tế của Đông Nam Á và các khoản đầu tư của CPB tăng giá.

 

Trong khi đó, vua Vajiralongkorn là một nhân vật khác. Được đào tạo tại trường nội trú ở Anh và một học viện quân sự ở Úc, vị quốc vương 68 tuổi này đã kết hôn với người vợ thứ 4 và dành hầu hết thời gian ở Đức.

Nhà vua đã loại Bộ trưởng tài chính và Tổng giám đốc lâu năm của văn phòng CPB ra khỏi hội đồng quản trị. Ông bổ nhiệm thư ký riêng làm chủ tịch và một số người "trung thành" khác làm thành viên.

Nhà kinh tế học Tom Felix Joehnk ở Bangkok cho biết: “Quốc vương hiện là người ra quyết định chính”. Vua Vajiralongkorn đã giữ lại cổ phần của CPB và tiếp tục áp dụng cách tiếp cận bảo thủ đối với đất đai.

Nhiều người cho rằng, hệ thống không rõ ràng cho phép nhà vua coi các giao dịch đất đai là ưu đãi chính trị. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2011, cựu giám đốc Chirayu Isarangkun na Ayuthaya cho biết: Cơ quan này coi “lợi ích xã hội không chỉ là giá trị tài chính” khi phát triển đất cho mục đích thương mại.

Giáo sư nghiên cứu các vấn đề về Châu Á, ông Kevin Hewison cho biết: “Tình trạng của tổ chức này hiện đã rõ ràng, trong khi trước đây thì không rõ ràng như vậy. Đó là tài sản riêng của nhà vua và có quá ít thông tin về CPB”.

Có thể bạn quan tâm:

► Suy thoái kinh tế ở Thái Lan ngày càng sâu sắc với mức giảm GDP kỷ lục