Vị thế cạnh tranh của đồng đôla Mỹ
Kể từ năm 1976, vaitrò của đồng đô la Mỹ như một đồng tiền quốc tế đã dần suy yếu. Tậpquán quốc tế cất giữ đồng đôla cho dự trữ ngoại hối, xác định các giao dịch tài chính, trao đổi đơn hàng, và coi nó chỉ như một phương tiện trong thị trường tiền tệ là dưới mức củanó trong thời kỳ hoàng kim của thời đại Bretton Woods , 1945-1971. Nhưnghầu hết mọi người sẽ ngạc nhiên bởi những gì mà các con số gần đây nhất cho thấy.Có mộtsố lượng phong phú các lời giảithích cho xu hướng giảm này. Kểtừ khi chiến tranh Việt Nam , ngân sách Mỹ thâm thủng, phát hành thêm tiền, và thâm hụt tài khoản vãng lai thường xuyên cao. Cóthểtiên đoán được kết quả, đồng USD mấtgiá so với các đồng tiền chính khác, hay suygiảm sức mua. Trong khi đó, tỷtrọng của Mỹtrong tổng sản lượng toàn cầuđã giảm. Vàgần đây nhất , sự tác động của một vài nghị sĩ tại Quốc hội Mỹ đeo đuổi một chiến lược có thể đẩyBộ Tài chính Mỹ đến tình trạng vỡ nợ về mặt pháp lý đã làm xói mòn niềm tin toàn cầu vàođịa vị đặc quyền của đồng USD .Hơnnữa, một vài đồng tiền của thị trường mới nổi đang lần đầu gia nhập câu lạc bộ các loại tiền tệ quốc tế. Thựctế là, một số nhà phân tích cho rằngđồng nhân dân tệ Trung Quốc có thể cạnh tranh với đồng USD trởthành đồng tiền quốc tế dẫn đầu vào cuối thập kỷ này.
Với tiêu chí sử dụng quốc tế như đồng tiền dự trữ giữa các ngân hàng trung ương và như phương tiệnthanh toán trên thị trường ngoại hối, sự sụt giảm nhanh chóng nhất diễnra trongcác giai đoạn 1978-1991 và2001-2010. Giữahai khoảng thời gian này, từ năm 1992 đến năm 2000, đã có một sự đảo ngược rõràng của xu hướng này, mặc dù khoảng giữa thập kỷ đó là thời kỳchủ nghĩa về sự suy tàn của đồng đôla đang thịnh hành. Cácngân hàng trung ương ước tính giữkhoảng 46% dự trữ ngoại hối của mình bằng đôla vào năm1992, nhưng tỷ lệ này tăng trở lại, lên gần 70 % vào năm 2000.Rồi sau đó, xu hướng giảm dài hạn tiếp tục. Theomột ước tính , tỷ lệ của đồng USD trong dự trữ ngoạihối của các ngân hàng trung ương đãgiảm từ khoảng 70 % năm 2001 xuống chỉ còn 60% trong năm 2010. Trongsuốt thập kỷ đó, tỷ trọng đồng đôla trên các giao dịch thị trường ngoại hối cũng giảm: đồng đôla chiếm 90% giao dịch ngoại hối trong năm 2001,nhưng chỉ 85% trong năm 2010.
Sốliệu thống kê gần đây nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy,xu hướng suy giảm dài hạn củađồng USD bất ngờ tạm dừng. TheoIMF ,tỷ trọng của đồng USD trongdự trữ ngoại hối đã ngừng giảm trong năm 2010 và đi ngang từ đó. Dù gì, tỷ trọng giao dịch của đôla tăng nhẹ cho đến năm nay (2013). Tươngtự như vậy , Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS ) cho biết trong cuộc khảo sátđịnh kỳ 3 năm một lần gần đây nhất của mình, tỷtrọng của đồng USD trong giao dịchngoại hối thế giới đã tăng từ 85 % năm 2010 lên 87% vào năm 2013.Vớichính sách tài chính rối loạn chức năng của Mỹ, khả năng phục hồi của đồng USD là đáng ngạcnhiên. Hoặc cólẽ chúng ta không còn biết ngạc nhiên. Sautất cả, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2008 từ tronglòng thị trường cho vaythế chấp dưới chuẩn của Mỹ,các nhà đầu tư toàn cầu phản ứng bằng cách chạy trốn đến Mỹ, chứ không phải ra đi từ Mỹ. Rõràng họ vẫn coi trái phiếukho bạc Mỹ như một nơi trú ẩn an toàn và đồng USD là đồng tiền quốc tế hàng đầu,đặc biệt khi vẫn còn thiếu vắng những lựa chọn thay thế tốt.Đặc biệt, đồng euro có tất cả các vấn đề một cách quá rõ ràng. Thựcsự, sốliệu thống kê gần đây cho thấy tỷlệđồng euro trong hoạt động cất giữ tiền dự trữ và giao dịch ngoại hối đều giảm vài phần trăm.