Thứ Tư | 10/07/2013 14:08

Vì sao Trung Quốc không thể mua cả thế giới?

Kinh tế Trung Quốc tuy đã tạo ra những bước tiến dài nhưng kinh tế toàn cầu vẫn bị chi phối bởi các nền kinh tế phát triển.
e

Trung Quốc khiến phương Tây lo ngại nhưng hiếm khi người phương Tây để ý xem thế giới nhìn Trung Quốc ra sao.

Trong số ít người phương Tây nhìn nhận thế giới từ quan điểm của Trung Quốc là giáo sư chuyên nghiên cứu các vấn đề về phát triển của Trung Quốc tại đại học Cambridge, ông Peter Nolan. Trong cuốn sách xuất bản năm ngoái vị giáo sư này đã bàn về một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất về Trung Quốc đó là liệu Trung Quốc có đang mua cả thế giới. Tuy nhiên, câu trả lời của ông là “không”.

Theo ông Nolan, kinh tế toàn cầu đã có sự chuyển dịch đáng kể nhờ hoạt động mua bán, sáp nhập và đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số doanh nghiệp có sức ảnh hưởng lớn. Hầu hết đều bắt nguồn từ các nước phát triển.

Trung tâm của nền kinh tế toàn cầu mới là cái mà ông Nolan gọi là các công ty hợp nhất các hệ thống hay các công ty với những thương hiệu lớn, công nghệ hàng đầu trong chuỗi giá trị phục vụ tầng lớp trung lưu toàn cầu. Những doanh nghiệp này gia tăng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Chúng ta có thể nhận thấy hiện tại, tổ chức sản xuất và phân phối toàn cầu bị chi phối bởi công ty hợp nhất. Một công ty kiểu này thường sở hữu một số đặc tính quan trọng như khả năng huy động vốn cho các dự án lớn và nguồn lực cần thiết cho chi tiêu nghiên cứu và phát triển để duy trì vị thế hàng đầu về công nghệ, xây dựng một thương hiệu tầm cỡ quốc tế, để đầu tư vào công nghệ thông tin tiên tiến và để thu hút nhân lực tốt nhất.

Hơn nữa, 100 công ty lớn từ các nước thu nhập cao đã chiếm tới hơn 3/5 chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển của 1.400 công ty hàng đầu thế giới. Những nghiên cứu, phát triển này là nền tảng cho các tiến bộ công nghệ của thế giới trong thời đại toàn cầu hóa theo hướng tư bản.

Những công ty này đầu tư mạnh ra nước ngoài, đặc biệt ở Trung Quốc. Trong quá trình này, họ sẽ mất dần những đặc trưng mang tính quốc gia và khiến căng thẳng gia tăng khi chính phủ nhận ra rằng khó đánh thuế hay điều tiết những doanh nghiệp của họ.

Trung Quốc tuy đạt được thành công lớn trong phát triển kinh tế nhưng thành công này được tạo dựng dựa vào sự sẵn sàng và khả năng tạo nhân lực và thị trường cho các nhà sản xuất toàn cầu. Do đó, giai đoạn 2007-2009, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 28% giá trị công nghiệp gia tăng của Trung Quốc,và 66% sản lượng ngành công nghệ cao, 55% kim ngạch xuất khẩu và 90% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao và mới.

Hay nói cách khác Trung Quốc đóng góp lớn cho hệ thống do nhà đầu tư nước ngoài quản lý.
Nếu người dân và chính phủ các nước phát triển tỏ ra ngờ vực về các công ty toàn cầu này, thì người Trung Quốc sẽ còn phải ngờ vực hơn thế nào nữa?

s
Trung Quốc không mua cả thế giới. Giai đoạn 1990-2012, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài toàn cầu tăng mạnh từ 2,1 nghìn tỷ USD lên 23,6 nghìn tỷ USD. Các nước thu nhập cao vẫn chiếm 79% trong số này, tính đến 2012.

Năm 2012, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ là 5,2 nghìn tỷ USD, của Anh là 1,8 nghìn tỷ USD, trong khi của Trung Quốc chỉ 509 tỷ USD. Chênh lệch giữa FDI chảy vào và chảy ra của Trung Quốc âm tới 324 tỷ USD. Năm 2009, 68% đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc bắt nguồn từ Hong Kong (xem biểu đồ).

Ông Nolan nhấn mạnh: “Doanh nghiệp Trung Quốc rõ ràng vắng bóng trong các thương vụ mua bán, sáp nhập lớn trên thị trường thế giới.

Quan trọng nhất, những phân tích này cho thấy Trung Quốc hầu như không phát triển bất cứ doanh nghiệp toàn cầu quy mô lớn nào. Nhìn nhận từ quan điểm của Trung Quốc, đặc tính nền kinh tế của họ vẫn là phụ thuộc vào bí quyết của những nền kinh tế khác. Điều này giải thích cho nỗ lực hết mình để có được những bí quyết đó. Một dụng ý nữa là Trung Quốc chưa thể “mua cả thế giới”.

Một câu hỏi đặt ra là trong một thế giới có nhiều hơn nữa các công ty toàn cầu có nên lo ngại những công ty đó không phải “của bạn”. Trung Quốc nên lo ngại về điều này. Các công ty vẫn giữ được đặc trưng riêng của quốc gia – những đặc trưng chi phối hành động của họ, đặc biệt quyết định vai trò của họ trong việc phát triển thế mạnh riêng của quốc gia. Tuy nhiên, với một đất nước lớn như Trung Quốc, vấn đề này không được quan tâm nhiều như ở các quốc gia khác.

Nguồn FT/Dân Việt


Sự kiện