Thứ Tư | 21/09/2016 15:04

Vì sao thắt chặt định lượng lại là mối lo của thị trường toàn cầu?

Tuần này, Fed và BOJ sẽ ra tuyên bố về quan điểm chính sách tiền tệ và tiếp đến có thể là Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC).

Thời điểm này năm ngoái, IMF khuyến cáo Fed nên trì hoãn việc nâng lãi suất cho đến khi xuất hiện các tín hiệu cho thấy lương và lạm phát được cải thiện. Dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương trên thế giới giảm mạnh, mà theo các nói của George Saravelos, nhà phân tích tại Deutsche Bank, là “thế giới đang bước vào kỷ nguyên thắt chặt định lượng”.

Hôm nay (21/9), hai ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ đưa ra quan điểm về chính sách tiền tệ. Sau đó, Bắc Kinh có lẽ sẽ có hành động để bảo vệ đồng nội tê. Lịch sử thắt chặt định lượng có thể lại tái diễn.

Vài năm qua, Trung Quốc đã bán ra USD để hỗ trợ nhân dân tệ (NDT), nhất là sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ phá giá NDT hồi tháng 8/2015. Tuy vậy, sau 2 năm liên tục giảm, dự trữ ngoại hối Trung Quốc đang dần ổn định, cho thấy dự trữ ngoại hối đã không còn là động lực chính để kiểm soát đồng tiền.

Hiện có đồn đoán PBOC can thiệp để nâng mức chi phí đi vay bằng NDT. Shyam Rajan, giám đốc chiến lược lãi suất tại Bank of America Merrill Lynch nhận định, sự trở lại của thắt chặt định lượng ở nhiều ngân hàng trung ương là một trong 3 lý do tại sao lãi suất thực của Mỹ có khả năng tăng trong thời gian tới.

Kể từ cuối tháng 6, số lượng trái phiếu nắm giữ của Trung Quốc giảm đáng kể, trong khi NDT rẻ một cách ổn định, xoay quanh mốc 6,7 NDT/USD sau sự kiện Brexit. Điều này cho thấy Trung Quốc bắt đầu trở lại bán trái phiếu chính phủ Mỹ.

Trong tháng 7, lượng trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ giảm xuống mức thấp nhất 3 năm. Arab Saudi, một chủ nợ khác của Mỹ, cũng cho biết, khối lượng trái phiếu chính phủ Mỹ nước này nắm giữ đã giảm 6 tháng liên tiếp.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm từ 4.000 tỷ USD năm 2014 xuống 3.200 tỷ USD trong tháng 8/2016, thấp nhất kể từ tháng 12/2011, khi PBOC can thiệp để hỗ trợ NDT.

Martin Enlund, giám đốc chiến lược tiền tệ tại Nordea Markets, cho rằng, bộ đôi quyết định mà Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) và Fed đưa ra trong tuần này mà khiến yên suy yếu có thể khiến Trung Quốc phải suy nghĩ lại về chính sách phá giá đồng tiền của mình.

Tuy nhiên, việc BOJ không thể đương đầu nổi với thử thách lần này, lo sợ về thắt chặt định lượng tại Trung Quốc sẽ trở thành mối quan tâm lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Bá Ước

Nguồn Bloomberg