CNN

 
Bá Ước Thứ Tư | 14/03/2018 08:43

Vì sao ông Trump sa thải Ngoại trưởng Rex Tillerson

Hai quan chức hàng đầu trong chính quyền Trump vốn ủng hộ thương mại tự do đã ra đi chỉ sau 1 tuần.

Bất đồng về bảo hộ

Việc ông Gary Cohn rời khỏi vị trí Cố vấn kinh tế trưởng và ông Rex Tillerson rời khỏi vị trí Ngoại trưởng đến khi vị Tổng thống chuẩn bị áp đặt thuế quan lên thép và nhôm vào tuần tới. Ông Cohn, cựu Giám đốc Điều hành Goldman Sachs, đã từ chức vào tuần trước vì phản đối việc áp thuế của ông Trump.

Tillerson khá dịu giọng về NAFTA, hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ với Canada và Mexico đã được thương lượng lại kể từ tháng 8 năm ngoái. Các cuộc đàm phán của NAFTA đang ở một thời điểm rất quan trọng: Trump nói rằng nếu mọi việc không tiến triển theo ý muốn của mình, ông sẽ rút khỏi NAFTA.

Chris Gaffney, phụ trách các thị trường thế giới tại Everbank, một công ty có trụ sở tại Florida, cho biết: "Tillerson là một người có năng lực và người biết lý lẽ. Thị trường sẽ rơi vào tâm lý sợ hãi nếu một người có xu hướng bảo hộ được bổ nhiệm".

Kế hoạch áp thuế của ông Trump đã làm rúng động các thị trường: chỉ số công nghiệp Dow Jone đã giảm 420 điểm vào ngày ông đưa ra thông báo. Việc ông Cohn từ chức 5 ngày sau cũng khiến thị trường chao đảo.

Giám đốc Điều hành JPMorgan, Jamie Dimon, cho biết việc ông Cohn rút lui là "mất mát vì ông ấy có kiến ​​thức về kinh tế trên toàn thế giới". Dimon cho rằng ông Tillerson là "người rất có năng lực".

Khi ông Cohn và Tillerson ra đi, Tổng thống Trump đã thăng chức cho ông Peter Navarro, một người ủng hộ thuế quan. Tổng thống Mỹ cũng chỉ định Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, một người chỉ trích thương mại tự do khác, làm người liên lạc với các quốc gia muốn được miễn thuế.

Một số nhà lãnh đạo, từ Liên minh châu Âu, Brazil đến Trung Quốc, đã ám chỉ hoặc nói rõ rằng họ sẽ trả đũa các khoản thuế của Mỹ đối với thép nhập khẩu và nhôm. Tuyên bố đó đã làm dấy lên nỗi sợ hãi của một cuộc chiến tranh thương mại. Mà theo Bloomberg Economics phân tích là có thể khiến thế giới thiệt hại 470 tỷ USD.

Giống như Trump, Lighthizer, người phụ trách các cuộc đàm phán với Canada và Mexico, đã thẳng thừng phê bình NAFTA. "Đối với hàng triệu người Mỹ, thỏa thuận này đã thất bại," ông nói vào tháng 8.2017.

Ông Tillerson, cũng giống như Cohn, đã sử dụng lời lẽ ôn hòa hơn. "Tôi hiểu tầm quan trọng của NAFTA đối với nền kinh tế của chúng ta," ông nói trong một bài phát biểu vào đầu tháng 2 năm nay, và nói thêm rằng NAFTA chỉ cần "hiện đại hóa".

Liệu việc sa thải này có gây ra lo ngại?

Những mối lo ngại rằng phe ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ sẽ chiếm ưu thế trong Nhà Trắng có thể là được làm trầm trọng hóa. Nhiều chuyên gia thương mại nói rằng số phận của chương trình thương mại của Trump phụ thuộc rất nhiều vào người mà ông sẽ bổ nhiệm làm cố vấn kinh tế kế tiếp.

Trump cho biết hôm thứ ba ông đang thiên về bổ nhiệm Larry Kudlow, một người ủng hộ thương mại tự do lâu năm, làm cố vấn kinh tế kế tiếp. Và người thay thế ông Tillerson, là ông Mike Pompeo Giám đốc CIA và  từng là một nghị sĩ từ Kansas, một tiểu bang phụ thuộc rất nhiều vào thương mại với Mexico và Canada.

Một số nhà kinh tế học thương mại sự thay đổi này là lành mạnh. Ông Trump không lắng nghe những quan điểm của ông Tillerson và Cohn về thương mại. Họ lập luận rằng có lẽ Kudlow, một người bạn lâu năm của Trump, có thể nói khuyên nhủ ông Trump về những mối đe dọa thương mại cực đoan nhất của ông.

Ông Phil Levy, thành viên cao cấp tại Chicago Council for Global Affairs (Hội đồng các vấn đề Toàn cầu Chicago) và nhà kinh tế học Nhà Trắng trong chính quyền của Tổng thống George W. Bush nói: "Bạn cần phải có tiếng nói có thể cho Tổng thống biết cái giá của những hành động này sẽ là bao nhiêu và cần có tiếng nói rằng ông ấy [Tổng thống Trump] sẽ thấy đáng tin cậy".

Nguồn CNN Money