Trong khi những căng thẳng giữa Nga và Ukraine tiếp tục leo thang, Tổng thống Mỹ Barack Obama lại vừa công bố
loạt lệnh trừng phạt mới đối với Nga.
Các biện pháp trừng phạt lần này nhắm vào các ngân hàng lớn và các công ty năng lượng và quốc phòng của Nga. Bao gồm cả Gazprombank - ngân hàng lớn nhất của Nga và Rosneft - công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Quay trở lại thời điểm tháng 4, khi đó Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 7 người được xem là "tay chân" thân tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin, chủ yếu bằng cách đóng băng tài sản và áp đặt lệnh cấm đi lại tại Mỹ.
Trước đó, nhóm kinh tế và chiến lược của Morgan Stanley tại Nga đã đưa ra nhận định cần "thận trọng trước những tác động từ biện pháp trừng phạt đối với Nga".
"Nga là một quốc gia lớn, với nguồn tài nguyên phong phú, chiếm 2,8% GDP toàn cầu trong năm 2012, chiếm 4,7% giá trị trao đổi hàng hóa trong thương mại quốc tế và 13% giá trị trao đổi thương mại quốc tế đối với mặt hàng dầu. Khác hẳn với các biện pháp trừng phạt điển hình trước đây mà Mỹ từng áp dụng cho các quốc gia nhỏ hơn nhiều, ví dụ như Iran, Iraq, Libya hay Triều Tiên, nơi có nguồn tài nguyên ít hơn nhiều so với Nga", Morgan Stanley tại Nga nhận định.
Nhưng các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thực sự phát huy tác dụng?
Chỉ có 40/115 (tương đương 34%) các trường hợp sử dụng biện pháp trừng phạt trong khoảng thời gian 1914-1990 do Mỹ thực hiện đạt hiệu quả. <Theo kết quả nghiên cứu của Gary Hufbauer, Jeffrey Schott, và Kimberly Ann Elliot (HSE)> |
Những diễn biến gần đây lại không cho thấy điều đó một cách rõ ràng. Trong bài viết trên Bloomberg Businessweek, Carla Anna Robbins - phụ tá cao cấp tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại đã chỉ ra 3 điểm thất bại trong chính sách trừng phạt của Mỹ.
"Các biện pháp trừng phạt đã thất bại trong việc thuyết phục Iran ngừng tiếp tục làm giàu uranium". Thất bại tương tự cũng xảy ra với trường hợp của Triều Tiên và cả Syria. "Dưới mọi áp lực quốc tế đặt lên Tổng thống Bachar al-Assad, chế độ hiện nay của Syria đang trở nên tàn bạo hơn chứ không hề ít đi và các cuộc tranh luận chính sách tại Washington cũng chuyển sang hướng bàn luận: Chính phủ sẽ viện trợ quân sự bao nhiêu cho lực lượng phiến quân nổi dậy?".
Một nghiên cứu của Gary Hufbauer, Jeffrey Schott, và Kimberly Ann Elliot (HSE) đã lần đầu tiên chỉ ra "bằng chứng quan trọng cho thấy lệnh trừng phạt có thể đạt được những mục tiêu đầy tham vọng trong chính sách đối ngoại". Tuy nhiên trong nghiên cứu này, 3 chuyên gia đã xem xét trên 115 trường hợp sử dụng các biện pháp trừng phạt trong khoảng thời gian 1914-1990 và kết quả cho thấy chỉ có 40 trường hợp (tương đương 34%) đạt được thành công.
Trong một bài báo chuyên đề đăng trên báo International Security, với tiêu đề "Vì sao những trừng phạt kinh tế không phát huy tác dụng?", tác giả Robert A. Pape đã viết: trên thực tế, các biện pháp trừng phạt chỉ đạt hiệu quả 5% trong cùng phạm vi thời gian nghiên cứu của nhóm chuyên gia, chứ không phải 34% như nghiên cứu trên đã chỉ ra.
Robert A. Pape lập luận rằng, thế giới sẽ cần thay đổi đáng kể trước khi các trừng phạt kinh tế có thể "trở thành một biện pháp đáng tin cậy đối với các lực lượng quân sự". Và dưới đây là một số lập luận chính của Robert A. Pape.
Các hợp tác chính trị chúng ta mà chúng ta thấy trong đầu những năm 1990 không thể tiếp tục, bởi các quốc gia đang ngày càng đặt lợi ích riêng của họ lên đầu, trước khi xem xét đến các chính sách của phương Tây.
Lý do chính khiến cho các biện pháp trừng phạt thất bại đến từbản chất của những nhà nước là mục tiêu của sự trừng phạt. "Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các biện pháp trừng phạt đó là các nhà nước hiện đại không hề dễ tổn thương. Chủ nghĩa dân tộc thường khiến cho các nhà nước và xã hội sẵn sàng chịu đựng sự trừng phạt dù mạnh mẽ, chứ không thể từ bỏ đi lợi ích của quốc gia mình. Các nhà nước chịu trừng phạt kinh tế thường phải chấp nhận cái giá đắt để đạt được mục tiêu của chính họ (...) Ở ngay cả các quốc gia yếu nhất và dễ sụp đổ nhất, áp lực đến từ bên ngoài càng khiến cho những người nắm quyền điều hành quốc gia thực thi chủ nghĩa dân tộc một cách chính đáng, hơn cả khi người ta tìm cách phá hoại nó".
Robert A. Pape hy vọng sự hợp tác giữa các quốc gia khác nhau sẽ giúp cho biện pháp trừng phạt trở nên hiệu quả hơn. "Sự hợp tác lớn hơn sẽ làm tăng trừng phạt kinh tế đối với các quốc gia chịu sự trừng phạt". Theo Robert A. Pape, để những mục tiêu tiến hành sự trừng phạt đang được đánh giá là "không rõ ràng" được thừa nhận, cần phải tăng các trừng phạt kinh tế "cao hơn đáng kể" so với những gì đã thực hiện trong quá khứ. Ngay cả khi, điều này cũng chỉ là một khả năng tồn tại "về mặt lý thuyết".
Không ai khẳng định các biện pháp trừng phạt không bao giờ phát huy tác dụng, sự tan rã của chế độ phân biệt chủng tộc tàn bạo tại Nam Phi là một ví dụ điển hình để chứng minh một cách rõ ràng trừng phạt kinh tế đã mang đến hiệu quả. Và khuynh hướng trừng phạt kinh tế cũng chứng tỏ các quốc gia muốn áp đặt trừng phạt đang sẵn sàng hướng tới những biện pháp hòa bình hơn để giải quyết vấn đề, với đàm phán được ưu tiên đặt làm sự lựa chọn đầu tiên. Dẫu vậy, cũng không thể bỏ qua sự thật là tính hiệu quả của việc trừng phạt kinh tế là điều rất đáng nghi ngờ. Và đặc biệt, yếu tố chính khiến cho nước Nga sẽ đứng vững trước loạt lệnh trừng phạt lần này chính là chủ nghĩa dân tộc - thứ mà nước Nga không bao giờ thiếu!
Nguồn GAFIN/Theo DVO