Vì sao nước Mỹ không thể từ bỏ thói quen chi tiêu?
Đây là một câu hứa hẹn cửa miệng quen thuộc mà nhiều nhà chính trị tham vọng của Mỹ thường dùng. Nhưng khi đạt được mục đích, đa số họ - dù thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ, cánh tả hay cánh hữu - đều nhanh chóng trở thành những con người với đầy đủ thói quen cố hữu của quốc hội Mỹ, đặc biệt là thói quen chi tiêu.
Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao những nhà chính trị đó lại dễ dàng để những thói quen cố hữu của quốc hội Mỹ nhiễm vào mình?
Câu trả lời không nằm ở ý thức hệ, mà nằm ở chính lời hứa hẹn mà những nhà chính trị đã nói với người dân Mỹ. Nói một cách khác, các nhà chính trị Mỹ thỏa sức hứa hẹn nhưng về bản chất họ lại không phải là những người có thể thực hiện những lời hứa đó.
Có thể nói, hầu hết các nghị sĩ Mỹ, cả Dân chủ và Cộng hòa, đều ít nhiều hô hào cắt giảm chi tiêu, nhưng ít ai biết họ lại chính là những người phản đối các chương trình cắt giảm chi tiêu gây hại cho lợi ích địa phương của mình.
Đơn cử một ví dụ về chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ Paul Ryan. Hôm 13/3, ông Ryan đã công bố đề suất điều chỉnh thuế và chi tiêu mà ông cho rằng sẽ loại bỏ thâm hụt trong vòng 1 thập kỷ bằng cách cắt giảm 4,6 nghìn tỷ USD chi tiêu liên bang.
Theo kế hoạch này, ngân sách cho năm tài khóa 2014 sẽ cắt giảm chi tiêu dành cho chương trình bảo hiểm y tế Medicaid, tem phiếu thực phẩm, các khoản trợ cấp học bổng và một số chương trình khác khi vẫn duy trì chi tiêu quốc phòng, giảm thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp. Kết quả, theo ước tính của ông Ryan, sẽ giảm thâm hụt nhanh chóng, tới hơn 80% trong chỉ 2 năm và biến mất hoàn toàn vào năm 2023.
Kết quả, ông Ryan được ca ngợi là một con người dám đứng lên phản đối thói quen chi tiêu "vô tội vạ" của chính phủ Mỹ. Nhưng có một sự thật ít ai biết đến đó là ông Ryan từng là người đứng ra vận động hành lang chính phủ chi hàng triệu USD viện trợ cho các cử tri và quan chức thành phố của mình.
Ông Ryan cũng là người ủng hộ tăng chi tiêu trong một loạt các lĩnh vực an sinh xã hội như chương trình tem phiếu thực phẩm, đầu tư công nghệ xanh và hàng loạt chương trình kích thích kinh tế tốn kém khác.
Theo tiết lộ từ hãng tin AP, sau khi nghiên cứu 9.000 trang thư trao đổi giữa ông Ryan và các cơ quan liên bang, chính ông Ryan là người cảnh báo những cơ quan này rằng việc cắt giảm các khoản trợ cấp nhất định sẽ khiến kinh tế trong khu vực ông quản lý bị "tàn phá" nặng nề.
Một ví dụ nữa là hai nghị sĩ đảng Dân chủ Bruce Braley và Dave Loebsack của Iowa - một trong những bang chủ chốt về nông nghiệp của nước Mỹ. Mặc dù vậy, chính sách trợ cấp nông nghiệp từ lâu vẫn là mục tiêu bị chính phủ nhắm cắt giảm ngân sách nhiều nhất, ấy vậy mà kể từ giai đoạn 1995-2011, khu vực nông nghiệp do nghị sĩ Bruce Braley đại diện lại nhận tới 2,63 tỷ USD. Vậy số tiền này ở đâu mà có?
Dù các nghị sĩ Mỹ có hô hào cắt giảm chi tiêu bao nhiêu, thì rốt cuộc số tiền sẽ bằng cách nào đó chảy về địa phương nơi họ đại diện. |
Tuy nhiên, số tiền cắt giảm từ các chương trình quốc phòng mà ông Bradley tham gia vận động đều lần lượt chảy vào lĩnh vực nông nghiệp nơi ông làm đại diện.
Tương tự, lĩnh vực nông nghiệp của nghị sĩ Loebsack cũng nhận được 48,2 triệu USD trợ cấp nông nghiệp trong năm 2011, song cũng chính ông Loebsack là người đã bỏ phiếu ủng hộ chấm dứt trợ cấp dầu mỏ và khí đốt vào tháng 1/2007. Và đó lại là một điều bất ngờ nữa với nhiều người Mỹ.
Một câu chuyện khác cũng được nhiều người nhắc đến đó là vào năm 2009, Hải quân Mỹ đã yêu cầu cựu bộ trưởng quốc phòng Robert Gates chấp nhận đề xuất chuyển một trong 5 tàu sân bay từ Norfolk, bang Virginia sang Mayport của bang Florida.
Norfolk là một trong những căn cứ hải quân lớn nhất và là nơi tuyển dụng một lượng lớn nhân viên dân sự cho quân đội. Theo số liệu năm 2010, Norfolk chiếm tới 40% sản lượng kinh tế khu vực.
Và dĩ nhiên, chính quyền Norfolk sẽ không chấp nhận để những miếng "thịt lợn béo bở" (ý chỉ các tàu sân bay) bị rơi vào tay của kẻ khác.
Bất chấp thuyết phục của lực lượng Hải quân, rằng việc điều động tàu sang những khu vực có nhiều thiên tai hơn để dễ bề ứng phó là rất cần thiết, các quan chức Virginia vẫn kiên quyết nói không và viện lý do việc di chuyển các tàu sân bay có thể khiến kinh tế khu vực thiệt hại tới 600 triệu USD/năm, đồng thời khiến 10.000 người mất việc làm.
Ngược lại, chính quyền bang Florida lại hoan nghênh động thái này, và quyết tâm giành được miếng mồi béo bở của Virginia bằng cách cam kết nâng cấp khu vực công nghiệp sửa chữa tàu Jacksonville. Tranh cãi nổ ra và kết quả Virginia đành ngậm ngùi nhìn 3 tàu sân bay được điều sang Florida.
Từ 3 câu chuyện này, có thể rút ra một điều đó là hầu hết các quan chức Mỹ đều đưa ra những lời cam kết có lợi cho địa phương mình và họ không muốn những "miếng béo bở" của mình bị kẻ khác động vào.
Do đó, dù họ có hô hào cắt giảm chi tiêu bao nhiêu, thì rốt cuộc số tiền sẽ bằng cách nào đó chảy về địa phương nơi họ đại diện. Kết quả là, họ vẫn thản nhiên duy trì thói quen chi tiêu trong khi vẫn kêu gọi chính phủ cắt giảm ngân sách.
Nguồn CNBC/Khampha
nhiều nhất từ chương trình cắt giảm.