Travel Alaska

 
Chủ Nhật | 25/03/2018 11:07

Vì sao Nga lại bán Alaska cho Mỹ với giá rẻ mạt?

Năm 1867, Nga đã bán lãnh thổ Alaska đến Hoa Kỳ với giá 7,2 triệu USD. Chỉ 50 năm sau, người Mỹ đã kiếm được gấp 100 lần số tiền đó

 Làm sao các quan chức của Sa hoàng có thể đưa ra một lựa chọn như vậy? Nhiều câu chuyện đã được thêu dệt về việc bán Alaska. Một bản kiến ​​nghị kêu gọi Nga sáp nhập Alaska đã được đưa lên trang web của Nhà Trắng và  thu thập được hơn 35.000 chữ ký trước khi nó bị hủy bỏ. Nhiều người vẫn nghĩ rằng người Mỹ đã lấy cắp Alaska từ Nga hoặc đi thuê và không trả lại nó. Trên thực tế, thoả thuận mua bán này là có thật, và cả hai bên đều có lý do chính đáng để làm việc đó

Alaska trước khi Nga bán cho Mỹ

Trong thế kỷ 19, Alaska của Nga là trung tâm thương mại quốc tế. Ở thủ phủ Novoarkhangelsk (nay gọi là Sitka), các thương nhân buôn bán vải Trung Quốc, trà và thậm chí là đá băng, mà phía nam Mỹ cần trước khi phát minh ra tủ lạnh. Tàu và các nhà máy đã được xây dựng, và than đã được khai thác. Mọi người đã biết về rất nhiều mỏ vàng trong khu vực. Việc bán khu vực này dường như là điều điên rồ.

Các thương gia Nga đã bi lôi kéo tới Alaska vì ngà của con moóc ở đây (đắt tiền như ngà voi) và lông cừu có giá trị, có thể mua từ người bản xứ trong khu vực.

Việc giao thương thương do Công ty Nga-Mỹ (RAC) thực hiện, và bắt đầu bởi các nhà thám hiểm - những doanh nhân người Nga thế kỷ 18, những du khách và doanh nhân can đảm. Công ty này kiểm soát tất cả các mỏ và khoáng sản của Alaska, nó có thể độc lập tham gia vào các hiệp định thương mại với các nước khác, và nó có cờ và tiền tệ riêng- có tên gọi là  "mark".

Những đặc quyền này đã được chính phủ hoàng gia trao cho công ty. Chính phủ không chỉ thu thuế lớn từ công ty, mà còn sở hữu một phần lớn cổ phần của nó - Sa hàng và các thành viên trong gia đình là một trong số các cổ đông của RAC.

The Pizarro của Nga

Người cai trị chính của các khu định cư Nga ở Mỹ là nhà kinh doanh tài năng Alexander Baranov.

Ông xây dựng trường học và nhà máy, dạy người dân trồng rutabaga và khoai tây, xây dựng pháo đài và nhà máy đóng tàu, mở rộng hoạt động buôn bán rái cá. Baranov tự gọi mình là "Pizarro của Nga" và thích Alaska không chỉ vì sự màu mỡ của nó, mà còn vì ông đã cưới con gái của một trưởng nhóm Aleut.

Theo Baranov, RAC có lợi nhuận trên 1.000%. Khi Baranov già đi, ông đã được thay thế bởi trung úy Hagemeister, người mang theo nhiều  nhân viên mới và các cổ đông từ giới quân sự. Theo quy chế lúc bấy giờ, chỉ có các viên chức hải quân mới có thể lãnh đạo công ty. Họ nhanh chóng chiếm đoạt lợi nhuận kinh doanh, nhưng đó là hành động  đã hủy hoại công ty.

Lợi nhuận bất chính

Các vị quan chức  mới đặt ra mức lương trên trờ cho mình - các nhân viên thông thường đã kiếm được 1.500 rúp/năm (tương đương với mức lương của các bộ trưởng và thượng nghị sĩ), trong khi người đứng đầu công ty này kiếm được 150.000 rúp. Họ mua lông từ người dân địa phương với giá một nửa. Kết quả là trong vòng 20 năm sau đó, người Eskimo và Aleuts đã giết chết hầu hết các con hà biển, lấy đi  nguồn sinh lời tiềm năng nhất của Alaska.

Các vị quan chức bắt đầu tìm kiếm các nguồn thu khác. Do đó, họ bắt đầu buôn bán băng tuyết và trà, nhưng các doanh nhân tham lam này đã không thể tổ chức việc này một cách hợp lý, và giảm tiền lương của họ là không thể. Do đó, RAC được chính phủ trợ cấp 200.000 rúp/năm. Nhưng ngay cả điều này cũng không cứu vãn  được công ty.

Sau đó Chiến tranh Crimea (Crưm) nổ ra, và Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đều  chống lại Nga. Rõ ràng Nga không thể tiếp viện hay bảo vệ Alaska do tuyến đường biển được kiểm soát bởi  tàu của các đồng minh. Thậm chí triển vọng khai thác mỏ vàng cũng ngày một phai dần. Người Nga lo ngại rằng người Anh có thể chặn Alaska, và Nga có thể mất tất cả.

Trong khi căng thẳng giữa Moscow và London tăng lên, mối quan hệ giữa Nga với chính quyền Mỹ ấm lên hơn bao giờ hết. Và hai bên đã đưa ra ý tưởng bán Alaska. Vì vậy, thay mặt cho Sa hoàng,  Baron Eduard de Stoeckl, phái viên của Nga tại Washington đã mở cuộc hội đàm với bộ trưởng ngoại giao Mỹ William Seward.

Lá cờ của Nga từ chối đi xuống

Trong khi các quan chức đang đàm phán, dư luận ở cả hai nước đều phản đối thỏa thuận này. Các tờ báo Nga viết: "Làm thế nào chúng ta có thể dâng hiến cho họ phần  đất mà chúng ta đã nỗ lực và thời gian phát triển, nơi mà điện tín đã được phát triểu và những mỏ vàng đã được tìm thấy?" Báo giới Mỹ lại than phiền: "Tại sao nước Mỹ cần hộp băng này và 50.000 người Eskimo hoang dã uống dầu cá để ăn sáng?"

Báo chí không phải là bên duy nhất phản đối việc này. Quốc hội Mỹ cũng không chấp nhận. Nhưng vào ngày 30.3.1867 tại Washington, D.C., các bên đã ký thỏa thuận bán 1,5 triệu héc-ta tài sản Nga ở Mỹ với giá 7,2 triệu USD  (4,74 USD /km2) - một khoản tiền tượng trưng. Vào thời điểm đó, một mảnh đất không sinh lợi ở Siberia với cùng diện tích bề mặt có thể có giá cao  hơn 1,395 lần tại với thị trường Nga. Tuy nhiên, tình hình lúc đó khá nguy cấp và có thể Nga sẽ không nhận được đồng nào.

Vi sao Nga lai ban Alaska cho My voi gia re mat?
Tấm chi phiếu cho việc bán Alaska.

Việc bàn giao chính thức đất diễn ra ở Novoarkhangelsk. Các lính Mỹ và Nga xếp hàng bên cạnh cột cờ, từ đó lá cờ Nga bắt đầu được kéo xuống trong khi loạt đại bác vang lên. Tuy nhiên, lá cờ đã bị vướng trên đỉnh. Các thủy thủ đã leo lên và ném nó xuống, và nó vô tình rơi vào lưỡi lê của Nga. Đó là một điềm xấu! Sau đó, người Mỹ bắt đầu trưng dụng các tòa nhà của thị trấn, được đổi tên thành Sitka. Hàng trăm người Nga vốn không muốn nhập quốc tịch Mỹ phải di tản trên các tàu buôn, và mãi một năm sau họ mới về tới nhà.

Một thời gian ngắn trôi qua, và vàng bắt đầu được khai thác từ  "hộp băng": cơn sốt vàng Klondike bắt đầu ở Alaska, đem lại hàng trăm triệu USD. Điều đó thật khó chấp nhận với nước Nga. Nhưng chúng ta cũng không lường  được mối quan hệ giữa các cường quốc lớn nhất thế giới sẽ phát triển như thế nào nếu Nga không kịp thời rút lui khỏi vùng đất này, nơi chỉ có những thương gia tài năng và can đảm mới có thể tìm kiếm lợi nhuận mà thôi, chứ không phải là các quan chức hải quan.

Nguồn Russia Beyond