Chủ Nhật | 31/03/2013 15:04

Vì sao Nam Phi được kết nạp thêm vào BRICS?

Trước đây, BRICs không có sự tham gia của một quốc gia châu Phi nào, giống như phủ nhận châu lục này trong thành phần kinh tế thế giới.
Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi vừa mới bế mạc Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 của tổ chức các nền kinh tế lớn mới nổi được biết đến với tên gọi BRICs. Hay nên gọi là BRICS? Thắc mắc này nảy sinh khi Nam Phi gia nhập BRICS, khối đối trọng của nhóm G8 và G20 – nhóm chi phối bới các quốc gia giàu có.

Năm 2001, thuật ngữ "BRIC" do Jim O’Neill, nguyên chủ tịch Goldman Sachs đưa ra để chỉ 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Ông Jim O’Neill nhận định hầu hết các quốc gia phát triển hiện nay đều đã từng có khởi đầu như các nước khối BRIC.

Tuy nhiên, liệu việc thành lập BRIC có thu được kết quả gì không khi Brazil tăng trưởng chậm chạp, Nga hiện tại không được đánh giá là có thể sánh vai với các quốc gia khác và Trung Quốc lại có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn hẳn các quốc gia còn lại.

Phản ứng trước những quan ngại này, các bộ trưởng Ngoại giao của bốn nước BRIC đã có cuộc họp cấp cao tại New York năm 2006, bản lề cho tham vọng biến nghiên cứu thực hiện một ngân hàng đầu tư trở thành một định chế chính trị thực sự.

BRICs có một vấn đề rắc rối duy nhất là không có sự tham gia của một quốc gia châu Phi nào. Bỏ qua châu Phi như một hình thức phủ nhận châu lục này trong thành phần kinh tế thế giới và ám chỉ châu Phi chỉ có chức năng cung cấp nguyên liệu thô cho các châu lục khác. Rõ ràng hàm ý này đã mâu thuẫn với mục đích thành lập BRICs là đại diện cho các quốc gia mới nổi của thế giới.

Theo đó, có hai quốc gia châu Phi được coi là ứng cử viên gia nhập BRICs bao gồm Nigeria và Nam Phi, nhưng chỉ có một quốc gia duy nhất thỏa mãn điều kiện không làm thay đổi tên gọi BRICs trên cơ sở cái tên này được thiết lập (dựa trên chữ cái đầu tiên của các quốc gia thành viên). Do đó, năm 2010, Nam Phi gia nhập, khối BRICs trở thành BRICS.

Kể từ khi thành lập, BRICS tổ chức nhiều lần hội đàm giữa các chính phủ, tuy không đạt được nhiều thống nhất đáng kể nhưng các quốc gia này vẫn tiếp tục duy trì tham vọng thành lập một ngân hàng đầu tư chung. Đây là điều dễ hiểu do việc thống nhất trong các nhóm nhỏ lúc nào cũng dễ dàng hơn so với các tổ chức lớn.

Tại cuộc họp lần thứ 5 này, Trung Quốc và Brazil đã đồng ý thực hiện hoán đổi tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại. Nam Phi cũng đạt được một số lợi ích chính trị, ít nhất là cho đến khi khối này lại có sự thay đổi thành viên.

Nguồn Khampha/Economist


Sự kiện