Thứ Bảy | 09/06/2012 14:16

Vì sao khó khăn tài khóa của Mỹ đáng lo ngại hơn khủng hoảng châu Âu?

Tăng thuế và cắt giảm ngân sách tự động đang tới gần, có thể gây ra thiệt hại 4,6% GDP Mỹ, tuy nhiên lại ít được các nhà đầu tư chú ý.

Thị trường đang ở trongtình trạng nguy hiểm khi trở nên nhạy cảm và mất phương hướng. Các vấn đề tạiHy Lạp và châu Âu thu hút quan tâm hàng đầu, và điều khiển hành vi thị trường, trongkhi tăng thuế và cắt giảm ngân sách tự động hàng nghìn tỷ USD sắp tới gần ít đượcchú ý.

Ethan S. Harris, nhà kinhtế Bắc Mỹ của Bank of America Merril Lynch cho rằng thị trường đang không đánhgiá đúng tầm quan trọng các khó khăn tài chính khi chúng chỉ thi thoảng được đềcập, nhưng mới dừng lại ở những hiểu biết ban đầu về kích cỡ và thời gian nótác động tới nền kinh tế.

Hiện Harris cũng đang chuẩn bị một nghiên cứu toàn diện về tác động của các quyếtđịnh tài chính tự động có hiệu lực nếu Quốc hội Mỹ không đạt đồng thuận về kếhoạch ngân sách, được chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke gọilà "vách đá tài chính".

Trong khi nhiều quan điểm thống nhất cho rằng thiệt hại sẽ rơi vào khoảng 500 tỷUSD tương đương 3,8% GDP, Harris cho rằng tổng thiệt hại thực sự sẽ xấp xỉ 720tỷ USD, tương đương 4,6% GDP. Các lĩnh vực kinh tế nhiều khả năng chịu thiệt hạinhiều nhất là các lĩnh vực đang trong trái thái nhạy cảm nhất nền kinh tế bao gồm:đầu tư, nhà đất, ô tô và lao động, vốn chậm lại đáng kể suốt 3 tháng qua saukhi hồi phục mạnh mẽ.

Harris cho rằng "vách đá tài chính" nhiều khả năng làm tổn thươngtăng trưởng năm nay cũng như năm sau, do tài chính thu hẹp, và sau đó khi chínhphủ không đưa ra hướng dẫn cách thức giải quyết vấn đề, tạo nên một cú sốc bất ổnlớn.

Hôm 7/6, chủ tịch Fed Bernanke cũng đề cập tới nguy hiểm do Washington khônghành động giải quyết các vấn đề "vách đá tài chính" nói riêng, và chínhtrị nói chung, đe dọa cả cải thiện thâm hụt ngân sách lẫn thúc đẩy tăng trưởng.

Ông tuyên bố, sự không rõràng trong giải pháp đối phó với các vấn đề tài chính này có thể làm giảm niềmtin hộ gia đình và niềm tin kinh doanh, và muốn tránh "vách đá tài chính"và đạt được ổn định tài chính dài hạn cần các mục tiêu hoàn toàn tương thích vàhỗ trợ lẫn nhau.

Tổ chức xếp hạng Fitch cũng lặp lại cảnh báo có thể hạ xếp hạng nợ Mỹ nếu Quốchội nước này không giải quyết các vấn đề ngân sách của mình. S&P hôm 8/6cũng cảnh báo triển vọng Mỹ tiêu cực, và hi vọng chính quyền Mỹ sẽ bỏ qua nhữngkhác biệt để ngăn chặn tăng thuế và cắt giảm ngân sách làm tổn thương nền kinhtế đầu năm 2013.

Tuy nhiên, những người ủng hộ đầu tư lại ít nói về nguy hiểm của "vách đátài chính" tới thị trường chứng khoán, mà chỉ phần lớn nghiên cứu tậptrung và các báo cáo kinh tế ngày, giá hàng hóa và trái phiếu, và cả thiệt hạitừ sự tan vỡ của khu vực đồng euro (eurozone) tới kinh tế toàn cầu.

Quincy Krosby, chiến lược gia thị trường đứng đầu Prudential Annuities tạiNewwark cho rằng thị trường đang phản ứng với bất kỳ thông tin hàng ngày nào,và Bernanke, các kinh tế gia nghiêm túc quan tâm tới "vách đá tàichính", nhưng họ lại không phải những người chi phối thị trường.

Trong khi đó, Quốc hội Mỹ vẫn còn đang chia cắt, và có vẻ không sẵn lòng đồng ýcác giải pháp chung dù là nhỏ nhất, vì lợi ích chính trị mà bất chấp tương laitài chính kinh tế tăng trưởng chậm.

Tổng thống Obama và đối thủ đảng Cộng hòa, cựu thống đốc bang MassachusettsMitt Romney, đang đối đầu quyết liệt trong việc thể hiện ai có tầm nhìn kinh tếtốt hơn.

Mặc dù, Obama phải đối mặt với tăng trưởng kinh tế chậm, chỉ 1,9% và tình trạngviệc làm tệ hại: từ khi lên làm tổng thống tháng 1/2009, chỉ thêm được khoảng100.000 người Mỹ có việc làm, trong khi số người thất nghiệp tăng thêm 700.000.

Đảng Cộng hòa lại phải đối mặt với việc người Mỹ đổ lỗi cho họ đã để chươngtrình giảm thuế của cựu tổng thống George Bush hết hạn, và chấp nhận một danhsách các biện pháp làm giảm tăng trưởng, trừ khi thỏa thuận đạt được.

Krosby cho rằng, khi tới lúc quyết định, họ chắc chắn có thể đạt được thỏa thuận,nhưng cần phải gây áp lực hơn nữa, và ông cho rằng không Đảng nào muốn phải chịutrách nhiệm về các hậu quả của "vách đá tài chính".

Các nhà đầu tư có thể sẽ tập chú ý tới "vách đá tài chính" sau cuộc bỏphiếu 17/6 tại Hy Lạp tháng này, và Đức cho biết sẽ nhượng bộ bao nhiêu để giữvững khối eurozone. Art Hogan, giám đốc điều hành Lazard Capital Market tại NewYork cho rằng, vấn đề tài khóa sẽ trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu khi sắp tớichâu Âu đưa ra một vài câu trả lời hay giải pháp ngắn hạn cho các vấn đề trongkhu vực.

Tuy nhiên, Hogan chỉ ra một vài điểm tích cực: khi thị trường cho rằng Quốc hộiMỹ không thể đạt thỏa thuận, thì những đồng thuận chí ít ở vài điểm sẽ thôngtin tốt bất ngờ. Ông cho rằng lợi suất trái phiếu Mỹ thấp kỷ lục và xu hướngtăng mua vàng gần đây chỉ ra các nhà đầu tư bi quan về vấn đề chính trị và tàichính ở Washington.

Nguồn CNBC/ DVT


Sự kiện