Chủ Nhật | 01/07/2012 08:07

Vì sao Hàn Quốc vẫn là thị trường mới nổi trong khi Hy Lạp là nước phát triển?

Sự vô lý trong xếp hạng của MSCI đã gây nên nhiều tranh cãi khi công ty này từ chối nâng Hàn Quốc và Đài Loan lên thị trường phát triển.
Trong những năm qua, Hy Lạp đã trở thành một điển hình về sự rối loạn trong chức năng tài
chính. Quốc gia Địa Trung Hải này cũng là ví dụ rõ ràng nhất về điều sẽ xảy đến với một quốc gia thiếu tính cạnh tranh toàn cầu, trong khi thị trường tài sản nội địa lại bị thổi phồng quá mức và phải hứng chịu những điều chỉnh mang tính "phá hoại" của chính phủ.

Hàn Quốc và Đài Loan, ngược lại, là những thị trường đáng gờm trên vũ đài kinh tế thế giới. Với lượng dự trữ ngoại tệ của cả hai nước ước đoạt vào khoảng 700 tỷ USD và nợ trên tổng thu nhập quốc nội (GDP) ở mức thấp (40% tại Hàn Quốc và 34% ở Đai Loan).

Sự khác biệt giữa Hàn Quốc - Đài Loan và Hy Lạp đã làm dấy lên khá nhiều tranh cãi khi tuần trước, công ty MSCI, đơn vị quản lý các chỉ số chứng khoán được giao dịch trên toàn cầu, tuyên bố khả năng hạ xếp hạng Hy Lạp xuống thị trường mới nổi, trong khi đó lại phản đối nâng Hàn Quốc và Đài Loan lên thị trường phát triển.

Theo biện giải của MSCI, sự phát triển kinh tế chỉ là một tiêu chí trong xếp hạng chỉ số; những tiêu chí quan trọng khác bao gồm quy mô và tính thanh khoản của trị trường chứng khoán cũng như mức độ tiếp cận đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, vấn đề là cả Hàn Quốc và Đài Loan đã không ít lần bị từ chối nâng xếp hạng, thậm chí ngay cả khi trường hợp của họ vẫn tiếp tục được xem xét.

Cũng theo MSCI, việc đánh giá xếp hạng Hy Lạp không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành tại nước này, cũng như khả năng Athens rút khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone). Theo MSCI, sự thất bại liên tiếp của Chính quyền Athens trong việc đưa ra các quy định về thị trường cổ phiếu tương đương với các quốc gia phát triển khác.

Tuy nhiên, sự tương phản tới phi lý như vậy trong xếp hạng quốc gia vùng lãnh thổ được phổ biến rộng khắp trên toàn Phố Wall bởi các nhà quản lý tài sản, lại mang rất nhiều ẩn ý trong thế giới thực. Mặc dù có khá ít tổ chức theo đuổi một cách cứng nhắc các cách tính chỉ số quốc tế như MSCI, song họ tiếp tục có ảnh hưởng quan trọng tới dòng vốn và cơ cấu nội bộ của ngành công nghiệp đầu tư. Các tổ chức này cũng ảnh hưởng sâu rộng tới các loại tiền tệ.

Về bản chất, danh mục đầu tư quốc tế phải đi qua một quãng đường rất dài trước khi bắt kịp với thực trạng của nền kinh tế toàn cầu đang đổi thay nhanh chóng và không ngừng. Ngày nay, hoạt động phân hạng, trong đó các danh mục đầu tư được sắp xếp và các bàn giao dịch được tổ chức, được thực hiện một vô cùng tùy tiện so với trước kia.

Kết quả là, các nền kinh tế được đánh giá là "phát triển" của châu Âu lại là nơi ẩn náu của những mối đe dọa lớn nhất đối với các nhà đầu tư, trong khi những hy vọng về sự tăng trưởng khỏe mạnh và lâu dài lại thuộc về những nền kinh tế bị cho là "mới nổi" ở châu Á và châu Mỹ Latinh.

Những thay đổi đang được thực hiện. Các nhà đầu tư trái phiếu bắt đầu tập trung nhiều hơn và ý tưởng về các chỉ số chú trọng GDP thay vì những chỉ số chung chung dựa trên vốn hóa thị trường.

Sở dĩ có sự thay đổi này là do các nhà đầu tư nhận ra rằng việc phân phối tài sản cho những nước đang trong bờ vực vỡ nợ, chẳng hạn như Hy Lạp và Argentina, là vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên trong đầu tư, như bản chất cố hữu của nó, những thói quen cũ dường như rất khó bỏ. Hiện một lượng tiền cực lớn vẫn được đầu tư dựa trên những sự phân loại đã quá lỗi thời.

Sự ra đời của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) càng khiến nhiệm vụ xếp hạng các quốc gia trở nên phức tạp hơn. Các thành viên eurozone chính là những quốc gia đặt nền tảng cho sự ra đời của ngân hàng trung ương hiện đại đầu tiên trên thế giới với những nguồn lực bao quát hơn. Do đó, dù giả định rằng nếu có một nước nào đó rời eurozone thì việc xếp hạng thành viên eurozone theo những cấp độ khác nhau là một việc không hề đơn giản.

Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng việc phân loại "thị trường mới nổi" hoặc "kinh tế phát triển" được xuất phát từ những tiêu chí mang tính thiên vị hoặc đơn giản là quá lỗi thời. Nếu cách giải thích của MSCI là đúng, thì liệu những quy định về chứng khoán có nên dựa trên các quyết định của chính phủ về năng suất suất quốc gia, công nghệ hay an ninh tài chính hay không?

Ngoài ra, cách phân loại như vậy còn bao hàm cả yếu tố tự thỏa mãn ẩn sâu trong đó. Một khi được xếp hạng là "thị trường mới nổi", quốc gia đó sẽ có cơ hội thu hút được nhiều dòng vốn hơn các nước được đánh giá là "phát triển".

Các thị trường mới nổi có sức hấp dẫn khá cao đối với các nhà đầu cơ mạo hiểm, những người hay đổ xô vào khi gặp thuận lợi nhưng lại nhanh chóng "cao chạy xa bay" khi cảm nhận được những dấu hiệu nguy hiểm đầu tiên. Trong một trường hợp điển hình của sự tuần hoàn, điều này dẫn đến nguy cơ bay vốn và bất ổn thị trường. Ngược lại, những nguy cơ này lại giúp hình thành nên đặc tính của thị trường mới nổi, cũng như tiền tệ của những thị trường này.

Tuy nhiên, câu hỏi làm thế nào để giúp các nhà đầu tư nhận thức được rủi ro giữa các quốc gia đã giúp đem đến một sự thay đổi lớn lao trong cách thức phân loại và xếp hạng. Điều đó đồng nghĩa với việc khái niệm "thị trường mới nổi" và "quốc gia phát triển" sẽ được phân loại lại, và do đó sẽ dẫn tới sự chuyển đổi dòng vốn của các loại tiền tệ nhất định.

Ở mặt nào đó, nếu cả Hàn Quốc và Đài Loan được xếp là thị trường phát triển, đồng won đồng TWD của Đài Loan sẽ có được sự tăng trưởng nhất định.

Nguồn WSJ/DVT


Sự kiện