Thứ Hai | 21/10/2013 15:49

Vì sao giá điện tại Đức xuống DƯỚI 0 euro?

Năng lượng mặt trời và sức gió phá vỡ thị trường điện truyền thống.
- Hôm 16/6, giá bán buôn điện tại Đức rớt xuống ÂM 100euro/MWh. Lý do: trời trong, gió mạnh,nguồn phát điện từ mặt trời và sức gió chạy hết công suất, giá buộc phải âm để các nhà máy khác cắtgiảm sản lượng, bảo vệ mạng lưới.

- Năng lượng tái tạo có chi phí biên bằng không, nên luôn được mua trước; lại phát mạnh nhấtvào tầm giữa trưa và chiếu tối, khi giá điện đạt đỉnh và các nhà máy nhiệt điện ăn lãi cao nhất.Điện mặt trời đã cướp luôn nồi cơm chính của nhiệt điện.

- Giá thành điện mặt trời tại Đức hiện vẫn cao hơn giá mua buôn (từ các nguồn khác) nhưng đãthấp hơn giá bán tới tay người tiêu dùng.


Hôm 16 tháng 6, một chuyện vô cùng kỳ lạ đã xảy ra trên thị trường điện lực Đức. Giá điện bánbuôn giảm xuống ÂM 100 euro/MWh, tức công ty sản xuất điện phải trả tiền cho nhà điều hành mạnglưới.

Đó là một ngày Chủ Nhật trời trong, nhiều gió. Nhu cầu điện thấp. Từ 2 đến 3 giờ chiều, các máyphát điện mặt trời và sức gió đạt công suất 28,9GW, tức hơn một nửa tổng công suất phát. Hệ thốngđiện khi ấy chỉ tải được công suất 45GW trong khi ở thời điểm cao nhất, tổng công suất đổ vào mạnglưới là 51GW. Do đó, giá phải chuyển sang âm để buộc các nhà máy giảm sản lượng, bảo vệ lưới điệnkhỏi quá tải.

Vấn đề là các nhà máy chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc than nâu luôn phải chạy hết công suấtvà không thể giảm sản lượng được, trong khi chi phí để sản xuất thêm năng lượng mặt trời và sức gióbằng không. Do đó, gánh nặng điều chỉnh dồn lên vai các nhà máy điện chạy than và chạy khí đốt,khiến sản lượng của hai loại nguồn phát này giảm xuống dưới 10% tổng công suất.

Luật chơi hoàn toàn thay đổi vì năng lượng mặt trời và sức gió

Quay trở lại thập niên 80, chuyện cung cấp điện tương đối đơn giản. Cần đảm bảo một nguồn phátđiện ổn định bằng cách xây nhà máy phát điện từ than đá hay năng lượng hạt nhân (nếu muốn), haybằng sức nước (nếu có).

Để cung cấp thêm điện năng ở giờ cao điểm (như buổi trưa, buổi chiều tối), dùng những nhà máy cóthể dễ dàng tăng hay giảm công suất như nhà máy phát điện từ khí đốt. Cứ tưởng tượng đồ thị cungcấp điện trong một ngày giống như một chiếc bánh nhiều tầng: Tầng đáy có dạng phẳng (hạt nhân, thanđá,… ) tầng trên cùng (gas) có dạng sóng.

Việc dỡ bỏ các quy định khiến cái hệ thống gọn ghẽ ấy biến mất, cho phép các nhà máy điện sảnxuất theo chi phí cận biên.

Năng lượng tái tạo xuất hiện khiến những thay đổi trên càng nhanh chóng. Năng lượng tái tạo đượcưu tiên trên lưới điện, nghĩa là lưới điện phải sử dụng toàn bộ điện sản xuất từ năng lượng tái taọtrước. Đây là yêu cầu pháp lý bắt buộc để khuyến khich năng lượng tái tạo ở Châu Âu.

Nhưng điều này cũng hợp logic: bởi vì chi phí cận biên của năng lượng mặt trời và gió bằngkhông, lưới điện sẽ ưu tiên nguồn năng lượng này đầu tiên. Do đó nguồn năng lượng tái tạo sẽ trởthành tầng dưới cùng của chiếc bánh. Năng lượng gió và mặt trời là nguồn liên tục và phụ thuộc vàothời tiết. Do đó, nay tầng dưới cùng của chiếc bánh cũng có dạng lượn sóng.

Hiện nay, khi nhu cầu điện dao động, nguồn phát điện từ gas giảm thôi là chưa đủ. Một số nhà máyđiện từ khí đốt phải ngừng hẳn, còn các nhà máy sản xuất từ than đá giảm công suất phát. Đó làchuyện đã diễn ra hôm 16/6. Nó rất tốn kém bởi vì việc mở rộng quy mô nhà máy điện sản xuất than làrất khó khăn. Nó khiến giá điện biến động và ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận ngành điện.

Vì sao giá điện tại Đức xuống DƯỚI 0 euro? (1)
Chi phí lắp đặt pin năng lượng mặt trời ngày càng rẻ.


Dưới hệ thống cũ, giá điện tăng mạnh trong giờ cao điểm (giữa ngày và buổi chiều tối), giảm lúcđêm khi nhu cầu giảm. Các công ty kiếm tiền trong những múi giờ cao điểm. Nhưng vào thời điểm giữangày là cũng là lúc nguồn năng lượng mặt trời mạnh nhất.

Nhờ quyền ưu tiên trên lưới điện, năng lượng mặt trời đã đáp ứng phần lớn nhu cầu điện năng vàloại bỏ vấn đề giá điện lên cao vào giờ cao điểm. Ở Đức năm 2008, theo Học viện Fraunhofer về hệ thống năng lượng mặt trời, giá điện trong giờ cao điểm cao khoảng€14/MWh so với thông thường. Nay mức chênh lệch này chỉ còn 3 euro/MWh, tứclà giá điện không chỉ giảm còn một nửa so với năm 2008 mà phần chênh vào giờ cao điểm mà các côngty điện truyền thống vẫn trông chờ cũng giảm tới 80%. Không lạ khi thấy họ khổ sở đến vậy.

Vấn đề này ngày càng tồi tệ hơn. Sự kết hợp giữa nhu cầu của người Châu Âu và đầu tư của Trung Quốcđã giảm chi phí của pin mặt trời khoảng 2/3 kể từ 2006 (xem hình). Ở Đức, chi phí phát 1 MWh điệntừ năng lượng mặt trời giảm xuống €150, vẫn cao hơn giá bán buôn nhưng thấphơn giá cố định mà năng lượng tái tạo luôn được trả; và quan trọng hơn là thấp hơn giá bán tới tayngười tiêu dùng.


Điều đó có nghĩa là sản lượng điện bằng năng lượng mặt trời có thể tăng cho dù chính phủ Đứccó cắt giảm trợ cấp cho năng lượng tái tạo. Thử thách đặt ra với các công ty phát điện kiểu cũ vìthế càng lớn hơn.

Thùy Đỗ

Nguồn Cafebiz


Sự kiện