Thứ Năm | 15/08/2013 14:14

Vì sao Ai Cập rơi vào bất ổn?

Khủng hoảng chính trị Ai Cập ngày càng trở nên nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa của tình trạng này?

Ai Cập là một quốc gia ở đông bắc châu Phi, nhưng được coi là một phần của Trung Đông với dân số85 triệu người, chủ yếu là người Ả Rập và người Hồi giáo, và khoảng 10% là người Kitô hữu. Ai Cậplà một trong những nền văn minh lớn đầu tiên trên thế giới.

Trong thế kỷ 20, họ đã đi đầu trong việc thành lập hai phong trào tư tưởng, hiện vẫn đang có ảnhhưởng và định hình lại toàn bộ Trung Đông: chủ nghĩa dân tộc Ả Rập và Hồi giáo.

Tại sao người dân ở Ai Cập giết hại lẫn nhau?

Ai Cập có rất nhiều bất ổn chính trị kể từ đầu năm 2011, khi hơn một triệu người đã biểu tìnhtại Cairo để yêu cầu ông Hosni Mubarak, người đã làm Tổng thống được 30 năm phải từ chức. Việc ôngMubarak bị lật đổ lại mở ra một cuộc đấu tranh quyền lực lớn hơn. Cuộc tranh giành không chỉ ởnhững người đúng đầu chính phủ mà nó còn ở cả những người dân thường có những quan điểm khác nhauvề tương lai của đất nước.

Thực tại được cho là trận chiến cuối cùng trong cuộc chiến kéo dài 2 năm rưỡi về tương lai củaAi Cập. Thường dân thường có xu hướng thể hiện quan điểm chính trị của mình bằng việc xuống đườngbiểu tình, còn các lực lượng an ninh thường được cho là có nhiệm vụ trấn áp các cuộc biểu tình. Dovậy, dường như 'cuộc chiến cho tương lai Ai Cập' chỉ còn là "cái cớ". Nó thực chất là một cuộcđối đầu trên đường phố giữa người biểu tình và lực lượng an ninh.

Hôm 14/8, lực lượng an ninh Ai Cập tấn công đã trấn áp hai trại của người biểu tình ở trung tâmthủ đô Cairo và những người biểu tình chống lại.

Họ có sự hỗ trợ của cựu Tổng thống Mohamed Morsi, người bị lật đổ hôm 3/7. Ông Morsi thuộc Huynhđệ Hồi giáo, ông cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên được bầu dân chủ của Ai Cập.

Nhiều người dân Ai Cập hài lòng khi cựu Tổng thống Morsi bị lật đổ?

Một câu hỏi đặt ra là liệu những người Ai Cập đã biểu tình đòi dân chủ năm 2011 có tức giậnkhông khi nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ đầu tiên bị lật đổ?

Không, trên thực tế, rất nhiều người Ai Cập, đặc biệt là các nhóm dân chủ đã lãnh đạo cuộc cáchmạng năm 2011 lại cảm thấy hài lòng về việc đó. Một số thậm chí còn kêu gọi chính phủ có sự hậuthuẫn của quân đội trấn áp các trại biểu tình ủng hộ ông Morsi.

Tại sao lại như vậy? Đầu tiên là ông Morsi đã không làm tốt công việc của mình. Ông đã vụng vềtrong việc lãnh đạo và khiến nền kinh tế của nước này "rơi tự do". Ông cũng đã không quan tâm nhiềuđối với những người không thuộc Hồi giáo. Ông đã đưa ra một số biện pháp khác xa với tinh thần dânchủ, bao gồm việc bắt giữ các nhà báo, bất ngờ ban hành Tuyên bố Hiến pháp sửa đổi nhằm thâu tómquyền lực.

Nguyên nhân thứ hai chính là hai hệ tư tưởng quá khác nhau ở trên. Nhiều người Ai Cập không chỉkhông thích sự lạm dụng quyền lực của ông Morsi, mà họ còn không thích toàn bộ phong trào Hồi giáodo ông đại diện.

Mâu thuẫn của hai hệ tư tưởng quá khác nhau

Washington Post lập luận rằng, quay trở lại những năm sau Thế chiến II, Ai Cập được cai trị bởimột vị vua được cho là 'tay sai' của nước Anh. Ai Cập không thích điều đó. Họ cũng không thích bịthua trong cuộc chiến giữa người Ả Rập-Israel năm 1948, và họ tìm cách đưa đất nước mình thoát rakhỏi sự 'sỉ nhục' vì vậy rất nhiều người trong số họ đã chuyển sang phong trào có tên gọi Huynh đệHồi giáo nhằm đấu tranh xây dựng một chính phủ Hồi giáo.

Một nhóm sĩ quan quân đội Ai Cập lại có suy nghĩ khác. Họ đã dẫn đầu một cuộc đảo chính lật đổvua Farouk đệ nhất (1952) và tổng thống Mohammed Naguib (1954). Trung tá Gamal Abdel Nasser lên cầmquyền và trở thành vị tổng thống thứ hai của Ai Cập (1956). Gamal Abdel Nasser đã thúc đẩy một ýthức hệ có tên gọi là chủ nghĩa dân tộc Ả Rập nhằm thống nhất Ả Rập và kháng chiến chống chủ nghĩađế quốc phương Tây.

Cả hai phong trào này đều quét qua là làm biến đổi Trung Đông. Chủ nghĩa Dân tộc Ả Rập lên nắmquyền ở một số nước, chế độ Syria hiện nay là một trong số đó. Phong trào Hồi giáo cũng được mởrộng ở nhiều nước, và phát sinh một số hướng bạo lực. Hai phong trào này có con đường rất khác nhauvà không xem nhau là 'bạn'.

Đó là lý do tại sao nhiều người Ai Cập lại thấy hài lòng khi quân đội lật đổ chính phủ dân chủmà họ đã đấu tranh để thiết lập lên. Những người này có mối quan hệ gần gũi với chủ nghĩa dân tộc ẢRập, họ tôn kính quân đội và có thành kiến với Huynh đệ Hồi giáo.

Tương lai Ai Cập sẽ đi về đâu?

Mỹ là đồng minh quân sự và chính trị thân cận của Ai Cập, nhưng tại sao Mỹ lại chưa có hành độnggì? Chính quyền Obama không gọi việc ông Morsi bị lật đổ hôm 3/7 là cuộc đảo chính. Nếu làm như vậythì Mỹ sẽ không được viện trợ quân sự cho Ai Cập nữa vì theo luật, Mỹ sẽ không viện trợ quân sự choquốc gia có đảo chính. Đó cũng là lý do tại sao Mỹ vẫn đang do dự về việc phản ứng với tình trạngbạo lực hiện nay ở Ai Cập.

Không ai biết tương lai của Ai Cập sẽ đi về đâu, khi những những vụ bạo động vẫn tiếp tục nổ ravà chưa có điểm dừng kể từ cuối tháng Sáu vừa qua.

Nguồn Infonet


Sự kiện