Vi rút Ebola không dễ lây nhiễm như các loại vi rút cúm
Ebola xâm nhập vào vùng da tổn thương và niêmmạc
Theo ông Vinh, vi rút Ebola lây truyền qua đường máu và dịch tiếtcủa bệnh nhân. Do đó, những người có thể bị lây nhiễm vi rút khi tiếp xúc với máu và dịch tiết cómáu của bệnh nhân mắc bệnh Ebola.
"Vi rút Ebola có trong máu và lây truyền qua đường máu. Nếu ngườilành tiếp xúc với máu hay dịch tiết có máu của người nhiễm vi rút sẽ bị lây nhiễm qua niêm mạc, haynhững vết thương hở trên cơ thể của người lành. Vì thế, việc lây nhiễm vi rút Ebola khó hơn nhiềuso với việc lây nhiễm các loại vi rút cúm.
Như vậy về cơ bản, sốt xuất huyết do vi rút Ebola chủ yếu lâytruyền qua đường máu, giống như sốt xuất huyết do vi rút Denge ở Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên hiệnnay, cái khó của vi rút Ebola là chưa xác định rõ vật chủ trung gian lây truyền", bác sĩ Vinh giảithích.
Đề cập đến vấn đề, bệnh chỉ lây qua đường máu, nhưng ngành y tếkhuyến cáo người dân phải mang khẩu trang để phòng ngừa bệnh, ông Vinh cho rằng, đó chỉ là sự kỹlưỡng của Tổ chức y tế thế giới mà Bộ Y tế Việt Nam sao chép lại.
Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thầnkinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết thêm, vi rút Ebola có trong cả mồ hôi của con người và xâm nhậpvào người lành qua da bị tổn thương (giống như HIV, liên cầu lợn…) và cũng có thể tấn công vàongười qua đường niêm mạc (niêm mạc thì có nhiều vùng trên cơ thể như mắt, mũi, miệng, tiêuhóa, hô hấp...).
Để phòng vi rút Ebola ở Việt Nam có hiệu quả là theo dõi chặtnhững người từ vùng dịch trở về... |
"Lúc này người dân không nên di du lịch đến vùng dịch. Ngành y tếtiếp tục tăng cường công tác kiểm soát dịch ở sân bay, đo nhiệt độ, lấy thông tin nơi ở, đến theodõi tiếp. Người dân cũng tăng cường vệ sinh cá nhân, biết ai đến từ vùng dịch về có thể phụ vớingành y tế theo dõi. Dự phòng và điều trị cũng sẵn sàng chiến đấu", bác sĩ Khanh chia sẻ.
Theo ông Vinh, để phòng tránh lây nhiễm vi rút Ebola chủ yếu là dựatrên dịch tễ, những người đi ở vùng dịch, những nước Tây phi, nhất là các quốc gia đang có dịchEbola.
Ông Vinh cho rằng, biện pháp phòng bệnh Ebola hiện nay của Việt Namlà đo thân nhiệt tại các cửa khẩu, sân bây là chưa hợp lý.
Bởi thời gian ủ bệnh, tức thời gian vi rút Ebola xâm nhập vào cơthể đến thời gian phát sốt rất dài, có thể đến 21 ngày. Do đó, có thể những người mắc vi rút Ebolalúc qua cửa khẩu của Việt Nam không bị sốt, nhưng sau đó lại sốt.
...Chứ không phải đo thân nhiệt của những người từ vùng dịchtrở về . |
"Chúng ta không thể dùng biện pháp cách ly như H1N1 trước đây, đưangười nghi ngờ mắc vào bệnh viện để cách ly, làm như thế là không hợp lý. Vấn đề là phải theo dõisát, quản lý chặt chẽ những người từ vùng dịch trở về, người đó tiếp xúc với ai phải biết được. Cònviệc thành lập các phòng cách ly, chủ yếu là để máu và những dịch tiết có chứa máu của bệnh nhân,không cho người khác tiếp xúc, tránh nguy cơ bị lây nhiễm", ông Vinh nói.
Cũng theo ông Vinh, vi rút Ebola chỉ là bệnh sốt xuất huyết nhưng ởmức độ nguy hiểm hơn.
Thật ra, sốt xuất huyết do vi rút Ebola cũng giống như sốt xuấthuyết do vi rút Denge, nhưng có điều vi rút Ebola nặng hơn, độc lực mạnh hơn.
Biểu hiện xuất huyết của người mắc vi rút Ebola ồ ạt, nhiều khikhống chế không kịp, nhất là những người có cơ địa yếu, người lớn tuổi dễ tử vong. Do đó, nếu pháthiện kịp thời và điều trị sớm thì bệnh sẽ khỏi.
"Thay vì sốt xuất huyết do vi rút Denge chỉ là những đốm máu nhonhỏ, còn sốt xuất huyết do vi rút Ebola là những nốt phồng trên cơ thể của bệnh nhân mà nhiều ngườinhìn thấy ghê sợ. Do đó, cách điều trị chủ yếu là bù nước điện giải, nguyên tắc điều trị cũnggiống như sốt xuất huyết Denge", bác sĩ Vinh cho biết.
Hồ Quang