Chủ Nhật | 19/08/2012 14:45

Vẽ lại chuỗi cung ứng toàn cầu

Chuỗi cung ứng, đem lại những phương thức phát triển kinh tế mới và tác động đến công nghiệp hóa, đặc biệt đối với các nước chậm phát triển.
Công nghiệp hóa đang diễn ra khắp mọi nơi. Từ giữa những năm 1980, các thị trường mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế phát triển (biểu đồ).

Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển và các nước phát triển (trái), và Thương mại toàn cầu với tỷ lệ VAX (trái)
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển và các nước phát triển (trái), và Thương mại toàn cầu với tỷ lệ VAX (trái)

Cải cách và quản lý kinh tế vĩ mô một cách hợp lý cũng thực sự mang lại hiệu quả. Nhưng nghiên cứu mới đây của Richard Baldwin tại Viện Đại học ở Geneva cho thấy, thế giới các nước đang phát triển không thay đổi nhiều như bản thân sự phát triển. Ngày nay, các thị trường mới nổi phải đối mặt với hình thức toàn cầu hóa khác biệt so với các nước đi trước cách đây 50 hay 100 năm.

Hầu hết các nền kinh tế phát triển tiến hành công nghiệp hóa như một phần của cái mà Baldwin gọi là “chia tách lần thứ nhất” (globalisation’s first great unbundling): sự ngăn cách địa lý giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Vào đầu kỷ nguyên công nghiệp, chi phí giao thông tốn kém đã kiềm chế sự phát triển thương mại. Phí vận tải đường biển đắt đỏ khiến hầu hết các nhà sản xuất chỉ bán sản phẩm tại thành phố hoặc đất nước của họ mà thôi. Nhưng khi cuộc cách mạng công nghiệp tiến triển, phương tiện chuyên chở đường thủy chạy bằng hơi nước và xe lửa đã giúp cắt giảm chi phí vận chuyển, lần đầu tiên khiến các công ty phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Những công ty hoạt động hiệu quả nhất chính là những công ty có thể tận dụng tốt nhất lợi thế giảm chi phí sản xuất bằng cách sản xuất hàng loạt. Một nhà máy quy mô lớn có thể sản xuất hàng với đơn giá thấp hơn so với nhiều nhà máy nhỏ hơn. Hoạt động sản xuất chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn tại một vài nền kinh tế.

Đạt đến vị trí dẫn đầu nghĩa là xây dựng toàn bộ chuỗi cung ứng – và chấp nhận cạnh tranh. Quá trình phát triển thường diễn ra chậm chạp, khó nhọc và không nhiều nền kinh tế thành công. Nhật Bản và Hàn Quốc trở thành quốc gia công nghiệp từ nền tảng ban đầu rất khiêm tốn. Ban đầu, 2 nước này thâm nhập thị trường toàn cầu bằng sản phẩm cấp thấp giá rẻ, thường với sự hỗ trợ của nhà nước, sau đó, từng bước cải tiến và nâng cao trình độ công nghệ.

Chính việc chịu khó trau dồi kỹ năng công nghệ cho phép các công ty đa quốc gia tăng trưởng và phát triển. Thu nhập của Nhật Bản và Hàn Quốc đã ngang bằng với các nước Tây Âu. Các nền kinh tế mới nổi khác đã mạo hiểm sao chép thành công này, nhưng kết quả rất khiêm tốn. Chính sách công nghiệp năng nổ khiến nguồn lực chính phủ phải làm việc quá sức mà không tạo ra khối lượng tới hạn cho ngành công nghiệp hay vốn nhân lực cần thiết cho sự phát triển.

s
Một mô hình mới bắt đầu xuất hiện vào những năm 1980 với chất xúc tác là chi phí vận tải thấp hơn. Nhưng quan trọng hơn, theo ông Baldwin, là cuộc cách mạng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT). Cước viễn thông rẻ hơn cho phép các công ty quản lý chuỗi cung ứng với khoảng cách địa lý lớn hơn bao giờ hết.

Các công ty nhận thấy họ có thể xây dựng nhà máy tại những nơi có chi phí thấp, chuyên chở thiết bị, phụ tùng, phụ kiện đến đó để lắp ráp và xuất khẩu thành phẩm ra khắp thế giới. Mặc dù “chia tách lần thứ nhất” tách biệt thị trường sản xuất và thị trường tiêu thụ, nhưng “chia tách lần thứ 2” đã phá vỡ quá trình sản xuất trong toàn bộ chuỗi cung ứng đa quốc gia.

Điều này khiến công nghiệp hóa trở nên dễ dàng hơn so với thời trước. Một chính phủ thân thiện với doanh nghiệp và nhân công giá rẻ là đủ để bắt đầu; các công ty nước ngoài cung cấp công nghệ và quản lý. Thị trường mới nổi nhanh chóng tham gia vào.

Trong chuỗi cung ứng đa quốc gia, một thành phần có thể được xuất khẩu nhiều lần, góp phần làm tăng giá trị thương mại gộp, nhưng không đóng góp vào khối lượng giá trị gia tăng.  Tỷ lệ giữa 2 khối lượng này (được gọi là VAX) giảm cho thấy sự gia tăng tình trạng phân mảnh chuỗi cung ứng. Về điểm này, năm 1990 dường như là thời điểm quan trọng, sau đó, VAX giảm mặc dù khối lượng thương mại tăng (xem biểu). Tốc độ tăng trưởng của thị trường mới nổi tăng mạnh vào thời kỳ đó.

Theo ông Baldwin, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn có thể là tăng trưởng không ổn định. Trong khi những con hổ thời xưa chú trọng vào tạo dựng năng lực công nghệ theo chiều sâu, thì nhiều thị trường mới nổi hiện chỉ “vay mượn” công nghệ từ các công ty từ thế giới giàu có. Các công ty đa quốc gia có động cơ để giới hạn việc chuyển giao công nghệ.

Trung Quốc sử dụng diện tích rộng lớn của họ để đạt được những nhượng bộ, ví dụ, như hạn chế đầu tư trực tiếp trong việc tham gia liên doanh giữa công ty nước ngoài và công ty nội địa. Những thị trường nhỏ hơn không có được lựa chọn này, và có thể khiến các nước này mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình.

Một số người lo ngại rằng chuỗi cung ứng mở rộng thiếu kiểm soát có thể tạo điều kiện cho những luồng gió ốm yếu từ nước ngoài thâm nhập nhiều hơn. Nhưng các bằng chứng cho thấy thương mại chuỗi cung ứng có thể suy giảm ít hơn và hồi phục nhanh hơn so với thương mại nói chung trong cuộc khủng hoảng tài chính. Chính bản chất mong manh hơn của công nghiệp hóa chuỗi cung ứng có thể khuyến khích chính phủ làm việc nhiều hơn để hỗ trợ thương mại và phục hồi sau khủng hoảng.

Nguồn Economist/Khampha


Sự kiện