Thứ Bảy | 07/04/2012 15:27

Vàng có thể nằm trong hệ thống tiền tệ của các nước mới nổi

Nếu muốn tự quyết định số phận của mình trong tương lai, các nước mới nổi phải phát triển hệ thống tiền tệ độc lập với USD.
USD đã trở thành trung tâm của hệ thống tiền tệ thế giới và nước Mỹ đã chi phối toàn bộ nền kinh tế toàn cầu ngay cả khi nền kinh tế và cán cân thanh toán của nước này không có đủ khả năng để làm điều đó. Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác mua dầu mỏ từ Iran đang bị đe dọa trước sự can thiệp của Mỹ đối với Iran và họ nhận thấy cần thiết phải có các kế hoạch xóa bỏ ảnh hưởng này.

Nếu muốn tự quyết định số phận của mình trong tương lai, đặc biệt là đối với dầu mỏ và tiền tệ, các nước này phải phát triển hệ thống tiền tệ độc lập với USD.

Các nước chủ chốt trong thể chế mới này bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS). Nam Phi sẽ là cửa ngõ giúp các nước tiếp cận nguồn cung hàng hóa dồi dào ở châu Phi. Tất nhiên, các nước sẽ gặp không ít khó khăn vùi dập cố gắng của họ, do đó, những bước khởi đầu đang được thực hiện một cách thận trọng và vững chãi.

Tính đến nay, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã đạt mức 3,18 nghìn tỷ USD trong khi các quốc gia còn lại thuộc khối BRICS có mức dự trữ thấp hơn. Tuần này, khối BRIC đã có cuộc thảo luận về việc thành lập một thể chế có vai trò tương tự như World Bank.

Theo ông Robert Zoellick, chủ tịch World Bank, mục đích của Trung Quốc khi thành lập ngân hàng này là để hỗ trợ sự quốc tế hóa đồng nhân dân tệ trong khi Ấn Độ muốn thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng. Nga vẫn chưa có quyết định chính xác. Đối với World Bank, đây là bước tiến chuẩn bị để xây dựng hệ thống tài chính hỗ trợ các nước BRICS ngoài World Bank và IMF mà không chịu ảnh hưởng từ Mỹ.

Hệ thống này sẽ phát triển đến đâu? Câu trả lời là cho đến khi các nước này đạt được sự độc lập về tài chính. Kết quả rõ ràng nhất của sự phát triển được thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất, đó là sự ổn định của các nước này khi mua dầu bằng đồng nội tệ của chính mình chứ không phải USD. Thứ hai, điều này sẽ dẫn giảm đáng kể việc sử dụng USD trong thanh toán quốc tế và thay vào đó là sự gia tăng sử dụng đồng tiền của các nước BRICS với vao trò chủ đạo của đồng nhân dân tệ.

Điều này không có nghĩa là các nước này sẽ không sử dụng USD hay tiền tệ của các nước phát triển trên thế giới trong các giao dịch hàng ngày, nhưng họ đơn giản là muốn xóa bỏ sự thống trị của đồng bạc xanh.

Chúng ta không thể ảo tưởng rằng chính phủ các nước mới nổi sẽ tiếp tục thực hiện chế độ quản lý hệ thống tiền tệ giống với cơ chế hiện nay của các nước phát triển. Những điểm hạn chế của hệ thống hiện nay cũng có thể sẽ tồn tại ở hệ thống mới. Rốt cuộc thì các yếu tố định hình hệ thống phát triển trên toàn thế giới sẽ được dẫn dắt bởi các thể chế chính phủ. Chính sách tiền tệ là cần thiết đối với hoạt động quản lý công dân của một nước cũng như các vấn đề khác chính phủ cần quan tâm.

Như đã nói ở trên, những điểm tương đồng trên khía cạnh quản lý tiền tệ sẽ tồn tại ở thể chế mới. Cả hai đều cần một “yếu tố neo giữ giá trị” và sự hiện diện của vàng như là một tài sản dự trữ thiết yếu trong các ngân hàng trung ương là bằng chứng xác đáng về vai trò của vàng trong hệ thống tiền tệ tương lai.

Kể từ năm 2009, các nước mới nổi đã tích trữ vàng cùng với việc tăng dự trữ ngoại hối. Trung Quốc khẳng định chính phủ có quyền can thiệp vào lượng vàng trong dân bằng cách mua lại trên thị trường bán lẻ và hạn chế xuất khẩu vàng. Công dân Ấn Độ hiện đang có khoảng 20.000 tấn vàng.

Nga cũng áp dụng chính sách tăng dự trữ vàng được hậu thuẫn bởi thủ tướng Putin khi ông phát biểu vàng sẽ chiếm 10% trong tổng dự trữ quốc gia. Nga thực hiện chương trình mua lại vàng một cách từ từ nhưng quyết đoán trong những năm vừa qua.

Một vài nước khác ở Nam Mỹ, Trung Á và các quốc gia khác cũng đã và đang tiếp tục xây dựng kho dự trữ vàng nhằm phòng vệ trước sự giảm giá của các loại tiền tệ bao gồm cả đồng nội tệ trong thời gian khủng hoảng.

Với việc các nước mới nổi ở phương Tây bắt đầu xây dựng hệ thống thay thế khiến khoảng thời gian tiềm ẩn nhiều hỗn loạn, bất ổn và không chắc chắn ở phía trước. Trong môi trường hiện nay, vàng đóng vai trò như một “mỏ neo” ổn định hơn giúp luồng tiền quốc tế được lưu chuyển dễ dàng.

Nguồn CafeF/Trí thức trẻ


Sự kiện