Rõ ràng, vị thế hiện nay của eurozone là rất đáng lo ngại. Một số nước thành viên trong đó có2 nước lớn là Italia và Tây Ban Nha không thể kiểm soát được nợ. Phần lớn số nợ này được nắm giữbởi các ngân hàng vốn đã bị phá hủy bởi bong bóng bất động sản khổng lồ và thâm hụt ngân sách lớn.Các chính phủ có khả năng tín dụng yếu kém trợ giúp cho hệ thống ngân hàng mong manh dễ vỡ trongkhi chính họ lại hy vọng sẽ nhận được sự tài trợ từ chính phủ các nước khác.
Các chính phủ cũng được yêu cầu phải thực hiện thắt chặt tài khóa khi khu vực tư nhân đang cocụm. Từ năm 2007 đến 2012, cân bằng tài chính của khu vực tư nhân ở Tây Ban Nha đã chuyển từ tìnhtrạng thâm hụt sang thặng dư 16% GDP.
Chính sách thắt chặt chi tiêu tạo ra 1 vòng luẩn quẩn không dứt ở các nước eurozone. Các biệnpháp thắt lưng buộc bụng làm yếu đi cả nền kinh tế nói chung và các ngân hàng nói riêng. Bị ảnhhưởng từ điều này, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao cùng với thu ngân sách chính phủ sụt giảm, từ đó lạikéo theo chính sách thắt chặt tài khóa trở nên vô dụng. Trong khi đó, nhu cầu sụt giảm khiến cácnền kinh tế ngoại biên eurozone ngày càng yếu đi.
Dù Hy Lạp có được cứu hay không, khó có thể tin được rằng eurozone có thể sống sót, đặc biệtlà khi các liên kết về kinh tế và tài chính đang bị phá hủy. Dường như đây là 1 cuộc hành trình cóthể kéo dài vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Tuy nhiên, xu hướng đang ngày càng trở nênrõ ràng.
Người Đức muốn eurozone được tổ chức như thế nào? Không có trái phiếu chung, không tăng thêmtiền cứu trợ, không hỗ trợ chung cho hệ thống ngân hàng, không chệch khỏi thắt chặt tài khóa, khôngnới lỏng chính sách tiền tệ và không có bùng nổ tín dụng ở Đức. Đây là những điều mà họ mongmuốn.
Liệu người Đức có bao giờ hình dung ra rằng họ sẽ ngăn chặn được sự sụp đổ của eurozone? Có 2giả thiết được đặt ra. Nếu người Đức không tin vào điều này và mong chờ rằng một số nền kinh tế yếukém sẽ tự nguyện rời eurozone và sau đó eurozone chỉ còn lại những nước có cùng chung chí hướng.
Đức sẽ giảm thiểu được các rủi ro tiền tệ và tài khóa do phải giải cứu những nền kinh tế yếu kém.Giả thiết thứ 2 cho rằng Đức thực sự nghĩ các biện pháp này sẽ phát huy tác dụng. Các nền kinh tếyếu kém có thể phá giá tiền tệ và phục hồi các hoạt động kinh tế hoặc việc tái cấu trúc có thể tạonên làn sóng đầu tư trực tiếp để bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai trong ngắn hạn và tài trợ hoạtđộng kinh tế trong dài hạn.
Tuy nhiên, giả thiết các nước yếu tự nguyện ra đi là quá mạo hiểm. Không chỉ có các nước yếugặp nguy hiểm. Đức chỉ xuất khẩu 5% sang Trung Quốc trong khi tỷ lệ xuất khẩu sang eurozone là 42%.Hơn nữa, GDP của Đức chỉ cao hơn 1% so với 4 năm trước.
Nói một cách ngắn gọn, eurozone đang trên hành trình đổ vỡ trong khi Đức không sẵn sàng thayđổi. Điều cần làm bây giờ là tài trợ nhiều hơn qua Eurobond, bảo lãnh cho các ngân hàng, giảm bớtcắt giảm tài khóa, mở rộng các chính sách tiền tệ cùng với thúc đẩy lực cầu ở Đức. Những sự thayđổi này không thể đảm bảo thành công, nhưng chí ít sẽ tạo cơ hội ngăn chặn sự đổ vỡ. Đồng thời, cầncó sự gắn kết chặt chẽ hơn về chính trị để những sự thay đổi này có thể phát huy tác dụng trong dàihạn.
Việc Đức quá coi trọng lợi ích quốc gia chính là nhân tố chủ chốt quyết định sự tồn tại củachâu Âu. Không thể biết người Đức sẽ chọn gì giữa đổ vỡ và thay đổi, nhưng sự lựa chọn của Đức sẽquyết định vận mệnh của châu Âu.