Vấn đề nợ xấu ngân hàng Trung Quốc đang ngày một trầm trọng
Trên thực tế, tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn, do (hệ thống ngân hàng) thiếu sự minh bạch. Các khoản nợ xấu của Trung Quốc đã được bán thông qua một công ty tín thác đầu tư thuộc hệ thống ngân hàng trong bóng tối (shadow banking) của Trung Quốc.
Công ty này cung cấp tín dụng cho các công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Công ty đã thực hiện nhiều khoản vay phức tạp và có mức độ rủi ro cao, tương tự như những khoản vay gây ra sự sụp đổ của ngân hàng Lehman và làm rung chuyển cả thế giới. Tổng số nợ “shadow banking” của Trung Quốc hiện lên tới 4,8 nghìn tỷ USD - Bắc Kinh đang nắm giữ một lượng kỷ lục trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 1,3 nghìn tỷ USD - điều này có thể gây ra làn sóng khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ngay cả khi chính quyền địa phương và thành phố, cùng với ICBC đã chuẩn bị sẵn sàng gói cứu trợ vào phút cuối, chỉ là vấn đề thời gian trước khi chúng ta chứng kiến ngân hàng Trung Quốc vỡ nợ, làm lung lay niềm tin vào hệ thống ngân hàng đang ngày một suy yếu của quốc gia này. Đầu năm nay, tỷ phú George Soros đã chỉ ra sự “giống nhau kỳ lạ" giữa trường hợp (về nguy cơ vỡ nợ) của Trung Quốc và Mỹ (mặc dù ông cũng đề cập tới sự khác biệt).
Về mặt chính trị, điều này sẽ ảnh hưởng tới lời cam kết cách đây hai thập kỷ của chính phủ Trung Quốc với 1,4 tỷ người dân: nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn, mạnh hơn, và ổn định hơn.
Đây là lý do tại sao Bắc Kinh hiện đang rất quan tâm đến việc củng cố, truyền bá tư tưởng về nền văn minh Trung Quốc, các yếu tố văn hóa Trung Quốc nổi bật, và các giá trị "Nho giáo". Chính phủ Trung Quốc cần một yếu tố vô hình để ổn định đất nước trong trường hợp các mục tiêu đã cam kết (hữu hình) không đạt được.
Nguồn Dân Việt/The Spectator