Các nhà nghiên cứu đã thấy lượng kháng thể trung hòa chống lại biến thể Omicron giảm 30 lần sau 2 liều Pfizer. Ảnh: Bloomberg.

 
Mai Nam Thứ Năm | 16/12/2021 18:00

Vaccine và miễn dịch tự nhiên giúp bảo vệ tốt hơn trước Omicron

Các nhà khoa học Nam Phi cho biết người đã tiêm hai mũi vaccine Pfizer/BioNTech và từng mắc COVID-19 có thể được bảo vệ tốt hơn trước biến chủng Omicron.

Theo các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu Sức khỏe châu Phi ở Nam Phi, các thí nghiệm với huyết tương cho thấy hiệu lực bảo vệ chống lại bệnh có triệu chứng khi nhiễm Omicron đạt 73% ở người đã tiêm chủng và từng mắc COVID-19.

Sự kết hợp giữa vaccine và miễn dịch tự nhiên cũng giúp giảm 95% nguy cơ phát triển thành bệnh nặng ở người nhiễm chủng mới.

Biến thể Omicron mới lây lan nhanh nhưng có lẽ ít nghiêm trọng hơn. Ảnh: AFP.
Biến thể Omicron mới lây lan nhanh nhưng có lẽ ít nghiêm trọng hơn. Ảnh: AFP.

Theo Bloomberg, các nhà khoa học thông tin thêm với những người chỉ tiêm chủng, hiệu quả chống lại bệnh có triệu chứng khi nhiễm Omicron là 35% và ngăn bệnh trở nặng là 77%. Điều này cho thấy vaccine vẫn cung cấp "sự bảo vệ đáng kể".

Tuy nhiên, các kết quả trên không tính đến thời gian thu thập mẫu sau khi tiêm chủng. Do đó, nghiên cứu có thể không tính đến khả năng kháng thể trung hòa suy giảm, làm giảm hiệu quả của vaccine theo thời gian.

Mặc dù vậy, khả năng miễn dịch lâu dài hơn của tế bào T - vốn giúp chống lại các biến chủng Delta và Beta - cho thấy phản ứng miễn dịch hoàn thiện hơn trong cơ thể con người cũng có thể góp phần ngăn nguy cơ bệnh trở nặng khi nhiễm Omicron và giúp cân bằng khi hiệu quả phản ứng kháng thể ở người đã tiêm vaccine giảm xuống.

Vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo biến chủng Omicron đang lây lan với tốc độ nhanh chưa từng có. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết hiện 77 quốc gia ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron.

Một phụ nữ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Katlehong, phía đông Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AP.
Một phụ nữ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Katlehong, phía đông Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, "thực tế Omicron có thể ở hầu hết quốc gia, ngay cả khi chưa được phát hiện", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.

Mặc dù, số ca nhập viện và tử vong do COVID-19 ở Nam Phi giảm nhẹ, ngay cả khi số ca mắc mới đạt mức kỷ lục vào hôm 15/12, một số chuyên gia cho rằng đây có thể là nhờ khả năng miễn dịch cộng đồng đạt được ở các đợt dịch trước đó.

Thông báo về nghiên cứu sơ bộ của mình, tác giả Youchun Wang, từ Viện Kiểm soát thực phẩm và dược phẩm quốc gia Trung Quốc, cho biết: “Cần thêm nhiều nghiên cứu trên cộng đồng dân cư về mức độ bảo vệ của hệ miễn dịch và các triệu chứng ở những người nhiễm Omicron để đánh giá đầy đủ tác động tổng thể của Omicron”.

Tuy nhiên, ông Wang nhấn mạnh rằng kết quả của nghiên cứu trên đã “dự báo rõ nguy cơ suy giảm khả năng bảo vệ của vaccine trước biến thể Omicron”.

Một cuộc khảo sát về kháng thể gần đây cho thấy tại tỉnh Gauteng, tâm chấn của đợt bùng phát dịch Omicron, 72% người trước đó đã bị mắc COVID-19. Các quốc gia khác, những nơi trải qua ít đợt lây nhiễm nghiêm trọng hơn, có thể phải đối mặt với biến chủng này theo cách khác.

Có thể bạn quan tâm:

Bức tranh tiêm chủng đối lập giữa nước giàu và nước nghèo